Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Phương pháp kỳ lạ giúp Phần Lan chấm dứt nạn bắt nạt trong trường học

Thứ Tư 27/03/2019 | 10:33 GMT+7

VHO- Phương pháp chống bắt nạt này hiện được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng bởi tính khả thi và mức độ thành công cao của nó mang lại.

Phần Lan được biết đến là một quốc gia luôn đặt chất lượng giáo dục lên hàng đầu. Một lần nữa, đất nước này khiến cho cả thế giới ngưỡng mộ khi tạo ra Kiva, một chương trình chống bắt nạt được sử dụng rộng rãi trong các trường học. Sáng kiến sáng dục này có tầm quan trọng rất lớn vì theo dữ liệt do UIS công bố, 1/3 thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã phải trải qua việc bị bắt nạt ở trường.

Phương pháp Kiva

Phương pháp KiVa bao gồm một chương trình chống bắt nạt do Bộ Giáo Dục Phần Lan tạo ra. KiVa là chữ viết tắt của Kiusaamista Vastaan, có nghĩa là chống lại sự bắt nạt ở Phần Lan. Nó được tạo ra vào năm 2007 và trong cùng năm đó, chương trình này đã giúp giảm 40% các trường hợp bắt nạt. Hiện tại, 90% trường học Phần Lan đã áp dụng chương trình này.

Mục tiêu của KiVa là làm cho sinh viên, học sinh nhận thức được sự nguy hiểm của việc bắt nạt và giúp họ trở thành người bảo vệ những người đang bị bắt nạt. Trẻ em không còn là nhân chứng thụ động, nếu tất cả cùng đối mặt với kẻ bắt nạt, chúng sẽ không làm điều đó với bất kỳ đứa trẻ nào nữa.

phuong phap ky la giup phan lan cham dut nan bat nat trong truong hoc hinh anh 1

Chương trình này dựa trên sự can thiệp và phòng ngừa và đây là cách thức hoạt động của nó:

-Sử dụng hộp thư ảo nơi các trường hợp bắt nạt có thể được báo cáo ẩn danh.

-Có một giáo viên được tin cậy vì trẻ em cần một người lớn ở trường lắng nghe, hiểu họ và chăm sóc trẻ. Vào giờ ra chơi, giáo viên sẽ theo dõi hành vi của trẻ.

-Ủng hộ nạn nhân và cảm hóa các nhân chứng. Sẽ có 3 chuyên gia chịu trách nhiệm trấn an nạn nhân và đối thoại với kẻ bắt nạt cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Bằng cách này, các chuyên gia có thể xác định được các hình thức bắt nạt khác nhau và tùy vào từng độ tuổi để có những cách giải quyết phù hợp.

Các quốc gia đang đưa chương trình này vào thực tế

phuong phap ky la giup phan lan cham dut nan bat nat trong truong hoc hinh anh 2

Do tính hiệu quả và sự thành công của nó mang lại, hiện nay có rất nhiều quốc gia đã áp dụng theo. Năm 2015, giai đoạn đầu tiên thực hiện chương trình chống bắt nạt, KiVa đã được chấp nhận tại các quốc gia Mỹ Latinh như Argentina, Colombia, Tây Ban Nha, Mexico và Chile. Vào thời điểm đó, nội dung chỉ có sẵn bằng tiếng Anh, vì vậy nó bắt đầu được sử dụng trong các trường song ngữ. Các quốc gia khác như Hà Lan, Vương quốc Anh, Đức, Bỉ, Ý, Luxembourg, Estonia, Thụy Điển, New Zealand và Hungary cũng đã bắt đầu sử dụng phương pháp này trong một số trường học của nước mình.

Phụ huynh nên làm gì nếu con bạn bị bắt nạt?

phuong phap ky la giup phan lan cham dut nan bat nat trong truong hoc hinh anh 3

Nếu trẻ nói với bố mẹ rằng mình đang bị bắt nạt, bố mẹ nên làm theo các hướng dẫn sau đây

-Cho trẻ thấy bố mẹ là người có thể tin tưởng nhất, đó là cách tốt nhất để tạo ra bầu không khí của sự thấu hiểu và chia sẻ.

-Giải thích cho trẻ hiểu dù có chuyện gì đi chăng nữa thì bố mẹ cũng sẽ ở bên cạnh.

-Thông báo cho giáo viên và trường học về vấn đề này. Họ nên nhận thức được những gì đang xảy ra trong lớp học của họ và tìm cách loại bỏ điều đó.

-Bên cạnh đó còn có thể nhờ tới sự hỗ trợ tâm lý trong trường hợp trẻ bị sốc hoặc cảm thấy quá sợ hãi.

Theo PHAN HẰNG/Dân Việt

(Theo Brightside)

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top