Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Phong tục "kì lạ" ngày Tết trên thảo nguyên Mông Cổ

Thứ Năm 07/02/2019 | 16:38 GMT+7

VHO- Người Mông Cổ vô cùng coi trọng màu trắng, vì vậy màu sắc chủ đạo này không thiếu trong các trang phục cổ truyền ngày Tết Nguyên đán. Đây là một trong những phong tục đặc biệt tại nơi này. 

Thanh niên Mông Cổ thể hiện tài cưỡi ngựa của bản thân

Tết cổ truyền của người Mông Cổ còn được gọi là tết Tsagaan Sar, hoặc tết Tháng Trắng. Đây là một trong những dịp trọng đại đất nước này. Thời điểm diễn ra Tết cổ truyền của người Mông Cổ trùng vào dịp tết Nguyên Đán của người Việt.

Tuy nhiên, do sự giao thoa văn hóa giữa hai quốc gia Trung Quốc và Nga nên Tết Nguyên đán của Mông Cổ không hoàn toàn giống với phong tục tập quán của phần lớn các nước Châu Á khác. 

Tôn sùng màu trắng

Tsagaan Sar được dịch từ tiếng Mông Cổ sang tiếng Việt có nghĩa là tháng trắng. Nguồn gốc của tên gọi này có thể bắt nguồn từ màu trắng của mùa đông hay từ màu trắng của thực phẩm.

Tuyết phủ kín khắp mọi nơi trên đất nước Mông Cổ khi bước vào mùa đông. Ảnh minh họa.

Tuyết phủ kín khắp mọi nơi trên đất nước Mông Cổ khi bước vào mùa đông. Ảnh minh họa

Thời điểm bắt đầu lễ Tsagaan Sar báo hiệu rằng mùa đông lạnh lẽo tại đây sắp chấm dứt, mùa xuân sắp tới, đây cũng là dịp các gia đình quần quần sum họp. Có lẽ vì lí do này, người dân Mông Cổ đặc biệt yêu thích màu trắng. 

Người dân Mông Cổ tặng nhau những vật dụng màu trắng trong ngày Tết để cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc sẽ đến với gia chủ.

Người dân Mông Cổ tặng nhau những vật dụng màu trắng trong ngày Tết để cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc sẽ đến với gia chủ

Người Mông Cổ coi màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết, đem lại sự cát tường, may mắn. Trong những ngày đầu năm mới, họ thường mặc đồ trắng hay tặng nhau những đồ vật có màu trắng. 

Quỳ gối uống rượu

Nghi thức uống rượu tại đây hết sức cầu kì, đặc biệt trong những ngày tết còn diễn ra hết sức phức tạp. Vào ngày mùng 1, khi tới nhà người khác, việc đầu tiên phải làm là cúi đầu trước Phật đường, sau đó hành lễ với bậc trưởng bối trong nhà.

Người trẻ trong nhà phải phải có trách nhiệm thực hiện công việc này, tiền bối khi nhận rượu cũng phải quỳ gối tỏ lòng cảm kích. Đàn ông sẽ quỳ hai gối, cúi đầu xuống thấp, cung kính đưa hai tay về phía trước.

Con gái chưa gả chồng cũng hành lễ như vậy. Phụ nữ đã xuất giá chỉ cần quỳ một gối, tay phải đưa lên để mời rượu. Tân nương mới lấy chồng trong lúc kính rượu lại cần ca hát.

Uống trà khi Giao thừa

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người Mông Cổ duy trì tập tục uống trà. Chén bát sẽ được rửa sạch bằng sữa ngựa.

 

  Ảnh minh họa 

Chủ nhà rót ra một chén trà đầu tiên, đem ra sân trước vẩy khắp 4 hướng. Chén trà thứ hai dành cho người chủ gia đình, các chén sau đó mời những thành viên còn lại.

Những phong tục bắt nguồn từ gia súc

Các cao niên tại Mông Cổ chuộng mốt mặc đồ như những người chăn dê: Khoác áo lông thú, đội mũ da, tay cầm một chiếc roi, liên tiếp quất vào không trung.

Hành động này xuất phát từ suy nghĩ trừ tà, bảo vệ dân làng và đàn gia súc. Cũng dịp này nam thanh nữ tú sẽ chọn một con ngựa tốt để thể hiện tại năng và đi dạo chơi thăm thú. 

Theo CUNG HUYỀN/Laodong.vn

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top