Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

“Tổ tiên” tranh khảm Địa Trung Hải được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thứ Tư 29/09/2021 | 19:02 GMT+7

VHO- Các nhà khảo cổ thế giới mới đã phát hiện ra phiến đá lát đường có niên đại 3.500 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng chú ý, phiến đá được nhận định chính là “tổ tiên” của nghệ thuật tranh ghép ở Địa Trung Hải. Phát hiện lần này cũng soi sáng thêm nhiều chi tiết về cuộc sống hằng ngày của những người Hittite ở thời kỳ đồ đồng còn nhiều bí ẩn.

Nhiều nhà nghiên cứu đang làm việc trên phiến đá lát nền 3.500 năm tuổi được cho là cảm hứng của tranh khảm (Ảnh: AFP)

Phiến đá được cấu thành từ 3.000 viên đá nhỏ khác nhau với các màu tự nhiên như be, đỏ và đen xếp theo hình tam giác và đường cong. Tấm đá lớn này được khai quật bên trong tàn tích một ngôi đền của người Hittite vào thế kỷ 15 TCN.

Anacleto D’Agostino, giám đốc khai quật cho biết: “Tấm đá được chế tạo rất công phu. Chúng tôi có thể khẳng định đây là nguồn gốc của nghệ thuật tranh khảm của Địa Trung Hải. Những bức tranh khảm cổ điển sau đó nhờ lấy cảm hứng từ đây mà có sự tinh xảo hơn”.

D’Agostino cho biết thêm: “Người Hittite cổ đã có tư duy về nghệ thuật, nét văn hóa riêng của họ. Những người này nhận thấy cần thiết tạo ra các phiến đá mang tính nghệ thuật, hình học thay vì chỉ là phần mặt đường đơn giản”.

Các nhà khoa học nhận định tấm đá là nguồn gốc cho sự ra đời của tranh khảm trong khu vực là vì khám phá được thực hiện ở gần một ngôi đền. Ngôi đền là nơi đặt bức tranh khảm dành riêng cho thần Teshub, vị thần bão tố được người Hittite tôn thờ (tương đương với thần Zeus của người Hy Lạp xưa).

 Di chỉ khảo cổ được khai quật nhìn từ trên cao (Ảnh: AFP)

Được biết tại địa điểm cách Thủ đô Ankara 3 giờ đi xe, lần đầu tiên vào năm 2018, các nhà khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ và Ý đã chỉ dùng xẻng chuyên dụng, bàn chải để tìm hiểu về các thị trấn của người Hittite cổ. Đây là tộc người xây dựng được vương quốc hùng mạnh bậc nhất ở Anatolia cổ đại.

Không chỉ có phiến đá, các nhà khảo cổ trong tuần này cũng đã phát hiện ra đồ gốm sứ và tàn tích của một cung điện thuộc thành phố Usakli Hoyuk. Các giả thuyết cho hay, Usakli Hoyuk là thành phố đã biến mất thuộc Zippalanda (trung tâm hành chính và tôn giáo của Vương quốc cổ Hittite).

Có thể nói sau gần 3.000 năm biến mất, người Hittite vẫn tiếp tục sống trong trí tưởng tượng của người Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện chưa rõ có bất kỳ mối liên hệ nào giữa người Hittite với những người sống ở đây ngày nay hay không. Tuy nhiên, hình tượng về tộc người cổ đã trở thành “mặt trời” và biểu tượng của Ankara.

Valentina Orsi, đồng giám đốc của chiến dịch khai quật chia sẻ: “Chúng tôi đã và đang tái tạo đồ gốm của người Hittite bằng đất sét lấy ở những khu vực lân cận di chỉ. Nhờ đó mà chúng tôi có thêm mối liên hệ với tổ tiên và hiểu được cha ông đã  có sự phong phú về văn hóa như thế nào”.

ĐÌNH TOÁN (Theo AFP)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top