Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thách thức từ tin giả

Thứ Sáu 17/09/2021 | 09:43 GMT+7

VHO- Cùng với nỗ lực “chạy đua” tìm kiếm nguồn cung để tăng tốc mở rộng độ bao phủ vắc xin ngừa Covid-19, nhiều nước châu Á đang phải ra sức ứng phó với vấn nạn tin giả về vắc xin, khiến một bộ phận người dân do dự khi tiêm chủng.

Chiến dịch tiêm chủng của nhiều quốc gia châu Á “gặp khó” bởi vấn nạn tin giả về vắc xin Ảnh: REUTERS

Những tháng gần đây, số lượng người tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại châu Á đã gia tăng đáng kể. Trong đó, Singapore đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới, với hơn 80% dân số đã tiêm đủ liều vắc xin cần thiết. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia châu Á, chiến dịch tiêm chủng vẫn “gặp khó” khi một bộ phận không nhỏ người dân do dự, thậm chí từ chối. Theo kết quả một cuộc khảo sát hồi tháng 6, tại Philippines có đến 68% dân số không chắc chắn hoặc không muốn tiêm ngừa, còn tại Thái Lan, cũng có tới 1/3 người dân “từ chối” tiêm vắc xin. Bác sĩ Leong Hoe Nam thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore) quan ngại: “Vũ khí lớn nhất mà virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đang có để chống lại con người là sự do dự về vắc xin và sự thiếu phản ứng phối hợp trên toàn thế giới. Những vũ khí đó đang khiến cho Covid-19 chiến thắng một cách khó tin”.

Thực tế, Indonesia đã phát hiện và gỡ bỏ 2.000 thông tin sai lệch liên quan đến vắc xin ngừa Covid-19 trên các nền tảng mạng xã hội. Còn tại Nhật Bản, theo khảo sát của Nikkei, trong 7 tháng đầu năm 2021, có tới 110.000 bài đăng trên Twitter dẫn thông tin cho rằng, “tiêm vắc xin có thể dẫn tới vô sinh”. Một số nền tảng mạng xã hội khác lại lan truyền thông tin bịa đặt rằng “vắc xin ngừa Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA làm thay đổi ADN của bạn” đã khiến một bộ phận người dân e ngại tiêm phòng. Theo bà Melissa Fleming, Phó tổng thư ký phụ trách truyền thông toàn cầu của Liên Hợp Quốc, “đây là bối cảnh truyền thông đã bị ô nhiễm. Thông tin sai lệch về vắc xin gieo rắc nỗi sợ hãi cho mọi người”.

Trước thực trạng này, giới chức và chuyên gia y tế các nước châu Á đã và đang nỗ lực tăng cường các kênh tuyên truyền chính thống, đưa ra các phương thức thông tin hiệu quả hơn đến với người dân, nhằm ngăn chặn những “cơn sóng ngầm” tin giả về vắc xin. Bên cạnh việc bổ sung các hình phạt mạnh tay liên quan đến việc đưa thông tin sai lệch về vắc xin, giới chức nhiều nước đã kêu gọi các nền tảng mạng xã hội hành động chống lại các tài khoản tuyên truyền không chính xác về vắc xin cũng như chiến lược phòng, chống Covid-19. Ngoài ra, giới chức Indonesia đã khởi động một chương trình xóa mù kỹ thuật số, nhằm giáo dục người dân kỹ năng tiếp cận thông tin, không nên dễ dàng tin tưởng những nội dung được lan truyền trên Internet. Chuyên gia Yoshimura thuộc dự án Cov-Navi của Nhật Bản cho rằng, chìa khóa để chống dịch Covid-19 là cung cấp cho người dân những thông tin chính xác, dễ hiểu. Ông cũng khuyến nghị, chính phủ các nước cần phải nỗ lực để giáo dục thanh thiếu niên, thậm chí những người trẻ hơn và các bậc phụ huynh về các biện pháp phòng, chống Covid-19, cũng như gia tăng niềm tin với vắc xin.

Hiện kết quả tiêm chủng của nhiều nước châu Á vẫn còn khoảng cách rất xa với ngưỡng đạt được miễn dịch cộng đồng mà các chuyên gia y tế đưa ra. Bên cạnh yếu tố hạn chế về nguồn cung vắc xin ngừa Covid-19, thì tâm lý do dự tiêm chủng cũng là lực cản lớn khiến châu Á tụt lại trong chiến dịch bao phủ vắc xin. Cùng với nỗ lực trấn áp thông tin sai lệch về vắc xin của giới chức các nước, thì sự cảnh giác chọn lọc thông tin đúng đắn của người dân sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao tỉ lệ tiêm chủng của các quốc gia.

 HẢI MINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top