Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Xác định loài khủng long ăn thịt khổng lồ mới ở Uzbekistan

Thứ Bảy 11/09/2021 | 11:47 GMT+7

VHO- Các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài khủng long săn mồi chưa từng được biết đến thông qua hóa thạch xương hàm được tìm thấy ở Uzbekistan. Loài khủng long mới tìm thấy thuộc họ chân đốt carcharodontosaurs, được biết đến nhiều nhất với hàm răng giống cá mập.

Xương hàm hóa thạch khủng long được tìm thấy ở Uzebekistan

Đặt tên khoa học là Ulughbegsaurus uzbekistanensis, loài khủng long carcharodontosaur mới có thể đã lang thang trên khắp Trung Á ngày nay trong thời kỳ hậu kỷ Phấn trắng, từ 92 - 90 triệu năm trước. Các nhà khoa học nhận định, chúng có chiều dài ít nhất là 7m và nặng hơn 1 tấn. Dựa trên mẫu hóa thạch thu được cho thấy, con khủng long có kích thước từ 7m – 8,5m. Ngoài ra cân nặng lớn nhất đạt được là 6 tấn. Với kích thước và cân nặng khổng lồ này, chúng được so sánh với loài khủng long bạo chúa và loài spinosaurids (đại long xương gai).

Theo Darla Zelenitsky, PGS về cổ sinh vật học khủng long tại Đại học Calgary (Canada) cho biết: “Hơn 90 triệu năm trước, những kẻ săn mồi đỉnh cao trong hệ sinh thái châu Á và Bắc Mỹ chính là những con khủng long kích thước lớn này. Hay còn được gọi là khủng long răng cá mập. Sau khi loài này biến mất, những con khủng long bạo chúa lớn tương tự như T.rex đã thay chỗ chúng vào khoảng 80 – 90 triệu năm trước”.

Phó Giáo sư Darla Zelenitsky cũng cho biết thêm: “Cả hai nhóm khủng long nêu trên đều là những động vật ăn thịt có hàm răng sắc nhọn và đi bằng 2 chân. Mặc dù khủng long bạo chúa nói chung có thể to lớn hơn nhưng các loài carcharodontosaur lại thể hiện sự vượt trội hơn trước khi chúng tuyệt chủng”.

 Họa sĩ mô tả lại Ulughbegsaurus uzbekistanensis (Ảnh: Julius T. Csotonyi)

Sau khi biến mất, tyrannosauroid (một liên họ của khủng long bạo chúa) đã chiếm lĩnh các hốc săn mồi trong suốt 20 triệu năm cuối cùng của kỷ Phấn trắng.

Bên cạnh đó, dựa theo kích thước của xương hàm được tìm thấy lần này, TS. Kohei Tanaka từ Đại học Nagoya (Nhật Bản), tác giả chính công trình nghiên cứu cho hay: “Chúng tôi tính toán hộp sọ của Ulughbegsaurus có thể dài tới 1m. Những chiếc răng nhọn dài khoảng 23cm, dài hơn 20% so với các loài khủng long còn lại”. Sở hữu bộ hàm mạnh mẽ, kích thước răng lớn, chúng trở thành kẻ săn mồi đáng sợ bậc nhất trong hệ sinh thái ở Laurasia. Thực đơn của chúng gồm luôn cả những con khủng long có sừng, khủng long cổ dài khổng lồ và một số sinh vât khác…

Để nghiên cứu về những loài khủng long mới, các nhà khoa học đã mất nhiều năm để tìm ra phần của bộ xương hóa thạch. Trước đó, một trong số hóa thạch đầu tiên được tìm thấy là xương hàm của khủng long sát thủ. Chúng xuất hiện ở khu vực sa mạc Kyzylkum của Uzbekistan vào những năm 1980. Phải đến năm 2019, các nhà nghiên cứu mới lại tìm thấy thêm những hóa thạch mới.

NAM ANH (Theo CNN, SCI-News)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top