Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thay đổi văn hóa tiêu dùng vì đại dịch Covid-19

Thứ Sáu 01/05/2020 | 10:21 GMT+7

VHO- Khi sự giãn cách xã hội trở nên quen thuộc vì đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, thói quen của người tiêu dùng đang thay đổi để dần thích nghi với môi trường và hoàn cảnh mới.

Người phụ nữ đeo khẩu trang mua sắm tại siêu thị trong mùa dịch Covid-19 Ảnh: NIELSEN

 Trong tình hình lây lan đại dịch không ai biết chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhưng chính tại thời điểm khủng hoảng này lại mang đến những cơ hội mới.

Thương mại điện tử phát triển

Nhìn chung, đa số người tiêu dùng trên thế giới chi tiêu ít hơn và chỉ mua sắm những gì họ thực sự cần trong bối cảnh hiện tại. Như những gì chúng ta đã thấy, đang có một sự thay đổi trong cách chi tiêu của người tiêu dùng khiến cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Theo một nghiên cứu gần đây của công ty tiếp thị số hóa “Absolunet” có trụ sở tại Montreal (Canada) cho thấy doanh số thương mại điện tử của các thương nhân Canada đã tăng gấp đôi kể từ ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đại dịch toàn cầu.

Các siêu thị bán lẻ dù là trực tuyến hay trực tiếp sẽ vẫn hoạt động tốt trong thời gian này khi có 24% người Canada có kế hoạch mua sắm tại các siêu thị bán lẻ lớn như “Costco” và “Walmart”, 18% người Canada có kế hoạch mua sắm trực tuyến qua các trang thương mại tử. Trong thời gian đại dịch, sự trung thành của người dùng đối với thương hiệu họ ưa thích trở nên thấp hơn. Vì sự sẵn có của hàng hóa là điều quan trọng nhất. Theo số liệu thống kê, khoảng 40% người tiêu dùng Canada cho rằng họ sẽ sẵn sàng mua hàng từ một thương hiệu ít quen thuộc nếu như loại hàng mà họ vẫn tin dùng không còn, thay vì phải chờ đợi đến khi sản phẩm được bổ sung. Các nhà nghiên cứu dự đoán, sau đại dịch Covid-19 người tiêu dùng sẽ mất thời gian rất lâu để quay lại mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Ở lĩnh vực giải trí, người tiêu dùng đang chuyển sang các hình thức mới như đăng ký dịch vụ của “Netflix”, “Disney +” và “Spotify”. Trên thực tế, 43% người tiêu dùng Canada đang xem xét thanh toán cho một dịch vụ thuê bao mà họ không sử dụng trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Điều này là phổ biến nhất trong thế hệ Gen Z (57%) - những người sinh từ 1996 trở đi và Millennials (56%) - những người sinh từ 1980 - 1995.

Người tiêu dùng cũng đang dành nhiều thời gian hơn để xem các phương tiện truyền thông khác nhau, cụ thể là nội dung video trực tuyến như “YouTube” và “TikTok”. Trên thực tế, thế hệ Gen Z đang có sự gia tăng lớn nhất về mức tiêu thụ trên phương tiện truyền thông với 58% khán giả. Với sự tăng cao nhu cầu tham gia trên phương tiện truyền thông xã hội, các thương hiệu truyền thông được trao một cơ hội quý báu để tiếp cận đối tượng trẻ này một cách dễ dàng hơn.

Thay đổi để thích nghi

Rõ ràng, Covid-19 đã gây ra sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và có khả năng một số thói quen mới này sẽ tồn tại lâu dài, trong khi những ảnh hưởng khác sẽ mờ dần theo thời gian. Các chuyên gia cũng đưa ra một số nhận định về thói quen của người tiêu dùng sau đại dịch đó là: Mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục là một kênh nổi bật để mua hàng trong tương lai. Các thương hiệu và tổ chức phải nhanh chóng thay đổi để thích nghi với nhu cầu mới của người tiêu dùng. Họ vẫn sẽ sử dụng dịch phụ giao đồ về tận nhà. Những mặt hàng xa xỉ có thể sẽ giảm đáng kể khi người tiêu dùng tiếp tục giảm chi tiêu. Tuy nhiên, người dân sẽ tiếp tục chi tiêu trên mức trung bình cho các sản phẩm liên quan đến phòng bệnh dịch, thực phẩm, thuốc men.

Mức tiêu thụ cho phương tiện truyền thông sẽ lớn hơn, đặc biệt là các nội dung video trực tuyến được dự đoán là phát triển mạnh sau đại dịch. Các thương hiệu cần phải củng cố lại cách tiếp cận với khán thính giả tùy theo đối tượng mục tiêu. Chiến dịch kinh doanh, tổ chức sự kiện ngoài trời sẽ suy giảm trong nhiều tháng tới. Các doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc điều chỉnh kênh truyền thông của họ trong tương lai. 

BÌNH PHƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top