Khán giả trong, ngoài nước Trung Quốc ngày càng quay mặt với phim nội địa: Người xem thị hiếu thấp hay do người làm phim kém

VH- Nhiều bộ phim của Trung Quốc ngày càng bị phê phán khủng khiếp về nội dung như hời hợt, ảo tưởng, không có thật... Ai là người gây ra thực tế khách quan này?

Phùng Tiểu Cương, một đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc, đã bị kêu ca tại Liên hoan phim Thượng Hải gần đây vì có tuyên bố: “Lý do tại sao nhiều bộ phim Trung Quốc có nội dung như thế là vì khán giả, không có khán giả phong nhã thì không có bộ phim hay. Nhiều bộ phim không giá trị thực sự vẫn thu hút rất nhiều khán giả”.

Khán giả trong, ngoài nước Trung Quốc ngày càng quay mặt với phim nội địa: Người xem thị hiếu thấp hay do người làm phim kém - Anh 1

Nhiều phim bom tấn Trung Quốc bị cho là nhảm nhí

Do khán giả?

Nhưng đạo diễn họ Phùng không phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản từ lời khẳng định trên: Làm thế nào có thể cho ra một bộ phim trở nên kém giá trị nhưng là một bộ phim bom tấn? Cho dù một bộ phim quét phòng vé hay không thì nó không chỉ phụ thuộc vào công chúng và sự truyền miệng mà còn phụ thuộc thời điểm phát hành có phải đương đầu với những bộ phim hàng đầu khác. Đạo diễn Phùng rõ ràng là không hiểu điểm này và thay vào đó đổ lỗi cho khán giả.

Đạo diễn nổi danh trên đã từng nói, “Tôi làm phim để làm hài lòng bản thân mình, vì vậy tôi hạnh phúc”. Nó giống như một số người tin rằng làm hài lòng khán giả làm cho bộ phim của mình xấu đi, trong khi đó khi bộ phim làm hài lòng người sản xuất thì thật tuyệt. Điều mà đạo diễn Phùng quên là người ta phải trả tiền để xem một bộ phim. Một đạo diễn chỉ quan tâm đến việc làm hài lòng bản thân chứ không phải khán giả thì không thể là một đạo diễn giỏi.

Thật không cố gắng bảo vệ những bộ phim nghèo nàn nội dung, trên thực tế, khán giả cũng bị ốm và mệt mỏi vì những bộ phim tồi tệ của Trung Quốc, trong số đó có cả những tác phẩm của đạo diễn Phùng. Ông ấy đã thực hiện một số bộ phim hay nhưng tác phẩm gần đây của ông ấy là hoàn toàn không trau chuốt. Thời đại vàng của nghệ sĩ đối với sáng tạo nghệ thuật chỉ kéo dài trong vài năm. Nhưng thậm chí chỉ một hoặc hai kiệt tác không thể nào quên sẽ là một thành tựu đáng kể cho một đạo diễn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công chúng phải nuốt bất cứ điều gì vô nghĩa mà ông đưa ra.

Khâu phát hành, trình độ đạo diễn rất quan trọng

Bảng xếp hạng phòng vé cho phép công chúng bỏ phiếu với lý lẽ của mình. Mặc dù đây không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá một bộ phim nhưng biên lai vé vẫn là một trong những yếu tố quan trọng. Có thể hiểu được rằng một đạo diễn phim có số lượng phòng vé thấp có thể chưa chín tầm đối với những người có số lượng cao hơn. Nhưng đạo diễn nên tiếp tục phấn đấu để thu hút càng nhiều khán giả càng tốt.

Khán giả trong, ngoài nước Trung Quốc ngày càng quay mặt với phim nội địa: Người xem thị hiếu thấp hay do người làm phim kém - Anh 2

Phim Hollywood “The Mermaid” từng thắng đậm ở thị trường Trung Quốc tháng 1.2017

Năm ngoái, Fang Li, nhà sản xuất bộ phim nghệ thuật Song of the Phoenix đã cầu xin các nhà phát hành lên lịch chiếu phim của mình vào giờ vàng và giữ rạp chiếu phim của mình thêm vài tuần nữa. Douban, phương tiện truyền thông mạng xã hội có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc, đã đánh giá phim rất tốt. Cuối cùng, bộ phim đầy tính mỹ thuật này do Wu Tianming đạo diễn, người đã chết vì cơn đau tim ngay trước khi phát hành tác phẩm, đã thành công trong việc thu hút khán giả nhiều hơn.

Theo quan điểm của những người viết về điện ảnh, không có thứ gì là rác rưởi, chỉ là có những nhà làm phim vô giá trị. Những người như Ang Lee (Lý An), đạo diễn quốc tế Hollywood người Đài Loan có thể không phải lúc nào cũng nghĩ đến số lượng phòng vé. Hiệu suất thương mại của các bộ phim khác nhau. Tuy nhiên, Lee có một thái độ khiêm tốn đối với nghệ thuật sáng tạo, thị trường và khán giả. Ông ấy không đổ lỗi, như nhiều nhà làm phim Trung Quốc, chỉ trích bất kể ai khác ngoài bản thân mình. Ông ấy không chỉ những ngón tay vào hệ thống phân phối phim hay sự thiếu hiểu biết của công chúng. “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể dự đoán chính xác doanh thu phòng vé của bộ phim sẽ ra sao”, Lee nói. Và Lee có một số lời khuyên cho các đạo diễn ở Trung Quốc: “Đừng theo đuổi sự thành công nhanh chóng. Có rất nhiều cám dỗ trong thế giới đầy màu sắc này, nhưng không phải mọi thứ đều có thể đạt được chốc lát. Mọi thứ tiến bộ hằng ngày, cuộc sống lâu dài, tại sao phải gấp gáp”…

Không chịu đầu tư, bứt phá về đề tài

Nguyên nhân nữa là nhà làm phim Trung Quốc không có truyền thống mạo hiểm. Họ làm phim với tư duy thận trọng và không dám phiêu lưu về mặt nghệ thuật. Phim cổ trang và phim tình cảm vẫn là những dòng phim phổ biến ở nước này dù khán giả đã thấy quá nhàm chán với chúng. Trong 3-4 năm trở lại đây, thể loại phim ngôn tình đã đóng vai trò là những phim “chủ chốt” của các đài truyền hình Hoa ngữ.

Với sự phát triển của các tiểu thuyết mạng tại đất nước này, việc các tiểu thuyết ngôn tình với số lượng “hằng hà sa số” đã trở thành nguồn khai thác vô tận cho các nhà làm phim. Chi phí bản quyền không cao, nội dung dễ coi dễ hiểu cũng như có được lượng fan sẵn đảm bảo rating đã khiến cho các phim thể loại này ngập tràn màn ảnh. Ví dụ như năm 2016 có thể kể đến các phim ngôn tình “đình đám” như Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, Người phiên dịch, Nữ y minh phi truyện… Ưu điểm của tiểu thuyết ngôn tình chính là thể loại đa dạng, từ cổ trang, dân quốc cho đến hiện đại, cộng thêm những tình tiết lãng mạn với các nhân vật đậm chất “soái ca kiều nữ” đã thu hút giới trẻ say mê như “điếu đổ”. Tuy vậy, phần nội dung của các tiểu thuyết ngôn tình lại không được đánh giá cao, bởi sự hời hợt về bối cảnh cũng như tình tiết xa rời thực tế.

Khán giả trong, ngoài nước Trung Quốc ngày càng quay mặt với phim nội địa: Người xem thị hiếu thấp hay do người làm phim kém - Anh 3

Dàn sao phim ngôn tình Trung Quốc

Nếu năm xưa phim Quỳnh Dao bị đánh giá là “quá bi lụy, phi thực tế” thì ngôn tình ngày nay còn có “đẳng cấp” cao hơn nhiều. Không rầm rộ như ngôn tình, các phim chuyển thể từ tiểu thuyết đam mỹ cũng dần “công phá” trong 2 năm gần đây. Là nguồn khai thác dồi dào đầy tiềm năng, cùng các fan đông đảo, chả trách khi tác phẩm Thượng Ẩn đã tạo cơn sốt phim đam mỹ và mở màn cho trào lưu chuyển thể sau đó. Một số ý kiến cho rằng dẫu Trung Quốc là cái nôi của tiểu thuyết đam mỹ đi nữa thì việc chuyển thể những phim này lên màn ảnh hoàn toàn không phù hợp.

Sự xuất hiện dày đặc của phim ngôn tình đã dẫn đến việc có những diễn viên trẻ “một bước thành sao” dù diễn xuất chỉ thường thường bậc trung. Điểm qua các “Tiểu Hoa Đán” của màn ảnh Hoa ngữ hiện tại, nhiều khán giả thắc mắc vì sao diễn xuất cứng đơ của Trịnh Sảng vẫn được ưu ái cho tham gia liên tiếp nhiều phim ngôn tình. Hay Triệu Lệ Dĩnh chỉ có biểu cảm là ngây thơ và nhăn mặt lại được ưu ái nhiều phim đình đám. Có lẽ câu trả lời nằm ở chỗ họ đều nhờ phim ngôn tình mà bật lên. Nếu ngày xưa, lứa của Triệu Vy, Châu Tấn, Lâm Tâm Như… phải trải qua nhiều phim để “bứt phá”, khẳng định diễn xuất thì ngày nay không cần phải mất nhiều thời gian như vậy. Chỉ cần đẹp, biết diễn xuất một ít và chọn phim ngôn tình “hay hay” mà đóng, thế là nắm chắc phần danh tiếng trong tay.

Doanh thu thảm bại

Kể từ năm ngoái, doanh thu phòng vé phim trong nước liên tục sụt giảm từ 10-15%. Tình hình bi đát kéo dài khiến nước này bỏ hạn ngạch cho phim Mỹ để tăng doanh thu. Đây là một diễn biến bất ngờ với ngành công nghiệp đã tăng trưởng hơn 50% trong năm 2015. Mặc dù sự đi xuống này có thể chỉ là tạm thời, nó chỉ ra những thách thức đang âm ỉ trong ngành điện ảnh Trung Quốc.

Nguyên nhân trực tiếp của sự đi xuống trên là Nhà nước đang mạnh tay trấn áp nạn làm giả số liệu doanh thu phòng vé. Hoạt động này đã tồn tại từ lâu ở Trung Quốc. Nhà phân phối bỏ ra hàng triệu USD mua phim của chính mình nhằm thúc đẩy doanh thu phòng vé và tạo tiếng vang trên thị trường. Chưa rõ chiến lược này giúp thúc đẩy doanh thu của họ đến đâu, nhưng nó khiến chính quyền không thể làm ngơ. Sắp tới, các nhà làm phim Trung Quốc sẽ không còn có thể vẽ ra doanh thu đẹp như trước nữa. Việc chính phủ trấn áp nạn làm giả số liệu không phải là nguyên nhân duy nhất khiến doanh thu phòng vé lao dốc. Vấn đề đáng lo hơn là sự suy giảm niềm tin của người xem Trung Quốc. Trong quý 1/2016, giá vé phim trung bình đã tăng lên 3,35 USD so với 2,54 USD của cùng kỳ năm ngoái.

Người xem phim đã quen với việc mua vé giá rẻ nhờ chính sách trợ giá của các nhà bán lẻ trực tuyến. Nhưng các chương trình chiết khấu này đang dần biến mất. Với nhiều khán giả Trung Quốc, điều này làm tăng chi phí giải trí của họ, nhất là trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở nhiều lĩnh vực.

Việc phim được chiếu lậu tràn lan trên mạng cũng khiến người xem không còn mặn mà đến rạp nữa. Các nhà phân phối đã tăng cường áp dụng những công nghệ chiếu phim hiện đại như 3-D, IMAX và chú trọng chiếu các phim Hollywood có nhiều hiệu ứng đặc biệt để thu hút người xem tới rạp...

Nguyễn Hưng - D.T

 

Ý kiến bạn đọc