Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Có gì nóng hơn cả Mặt Trời không?

Thứ Bảy 10/11/2018 | 08:35 GMT+7

VHO-  Mặt Trời của chúng ta mà một quả bóng khí khổng lồ có nhiệt độ bề mặt lên đến 6.000 độ C và trong lõi còn lên đến hàng triệu độ C. Hãy thử tưởng tưởng xem nó nóng đến mức nào so với một ấm nước đang sôi chỉ có 100 độ C thôi mà có thể làm ta bị bỏng rồi. Vậy có gì nóng hơn cả Mặt Trời không?

Câu trả lời là có, trong vũ trụ có nhiều nơi còn nóng hơn cả Mặt Trời. Lý do được giải thích ngay dưới đây:

Mặt Trời nóng như vậy là vì khí ở trong lõi Mặt Trời cháy và biến một phần khí đó thành nguồn năng lượng cực kì lớn.

Mặt Trời là một ngôi sao, và những ngôi sao chúng ta nhìn thấy trong đêm cũng là những mặt trời có nhiều điểm giống với Mặt Trời của chúng ta. Một số ngôi sao đó to hơn Mặt Trời và cũng nặng hơn nữa, và tất nhiên là cũng nóng hơn rất nhiều. Có một số ngôi sao có nhiệt độ trong lõi lên đến hàng trăm triệu độ C nữa kia.


Phần còn sót lại của vụ nổ sao Thiên Hậu A.

Phần còn sót lại của vụ nổ sao Thiên Hậu A

Lí do để các ngôi sao đó không nổ tung ngay là vì chúng cực kì nặng, đến mức mà trọng lực giữ chúng còn nguyên vẹn. Tương tự như vậy, Mặt Trời của chúng ta cũng nhờ có trọng lực mà “sống” được hàng tỉ năm. May thật đấy!

Những ngôi sao nặng hơn Mặt Trời thì khí trong lõi cháy nhanh hơn và có thể bất ngờ một lúc nào đó sẽ hết năng lượng. Phần bên trong của ngôi sao thường co cụm về lõi do lực hút của trọng lực. Phần bên ngoài ban đầu cũng bị hút về phía lõi nhưng rồi bị bật ra khỏi bề mặt ngôi sao và bay vào không gian. Sự kiện đặc biệt đó được gọi là vụ nổ của ngôi sao siêu nặng. Quá trình này có thể sinh ra nhiệt độ lên đến hàng triệu độ.

Khi một ngôi sao khổng lồ nổ thì phần lõi cực đặc của nó còn lại sẽ trở thành một ngôi sao neutron (tiếng Việt còn gọi là sao nơ-tơ-rông) hoặc một lỗ đen. Phần bé nhỏ còn lại này vẫn là một vật thể cực kì nặng có khả năng hút các khí va bụi về phía nó, tạo ra một lượng nhiệt cực lớn mà đôi khi nóng đến hàng triệu độ C.

Hai sao neutron có thể hợp lại thành một, và vụ nổ khi hai sao này va chạm nhau để nhập làm một được gọi là kilonova, cũng sinh ra nhiệt độ lên đến hàng triệu độ C.

Các sao có nhiệt độ cực kì lớn như vậy lại là điều rất tốt. Sao chiếu sáng là vì chúng rất nóng, nhờ đó chúng lấp lánh trên bầu trời đêm nhìn rất đẹp, chúng đặc biệt sáng hơn khi chết đi trong các vụ nổ supernova và kilonova. Mặt Trời của chúng ta tỏa sức nóng và chiếu ánh sáng lên Trái Đất nên con người và tất cả mọi cây cối, con vật mới sống được.

Điều tuyệt vời nữa là sức nóng kinh khủng của sao cũng tạo ra những nguyên tử mới (tức là những hạt cực kì bé đã du hành từ những ngôi sao đến trái đất chúng ta từ rất lâu rồi). Nguyên tử giống như những viên gạch để xây nhà, tất cả mọi thứ trên đời, thậm chí là cơ thể chúng ta cũng gồm các nguyên tử hợp lại. Rất nhiều các nguyên tử khác nhau sinh ra từ các ngôi sao xa tít tắp đã tìm đường đến gần chúng ta, hình thành nên Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời và cả chính bạn nữa đấy.

Như vậy các ngôi sao không chỉ tạo ra sức nóng, mà còn tạo ra những nguyên tử của cơ thể chúng ta và tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy trên Trái Đất.

PHẠM HƯỜNG (Theo The Conversation)

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top