Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Chiêm ngưỡng “báu vật đại ngàn” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Thứ Tư 16/01/2019 | 17:22 GMT+7

VHO- Nhiều hình ảnh, hiện vật đặc biệt giá trị, mang âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ sẽ hiện diện sống động giữa lòng Hà Nội, tại trưng bày “Di sản văn hóa, sâm Ngọc Linh Kon Tum- Báu vật đại ngàn”, khai mạc ngày 20.1.2019 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 216 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trưng bày do UBND tỉnh Kon Tum và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp tổ chức.

Sâm Ngọc Linh được mệnh danh "báu vật đại ngàn"

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ông Nguyễn Văn Cường cho biết, lần đầu tiên giữa lòng Hà Nội sẽ diễn ra một trưng bày quy mô và giá trị để  giới thiệu về những giá trị văn hóa, con người, thiên nhiên của xứ sở đại ngàn- vùng đất Kon Tum. Không chỉ quảng bá tiềm năng, thế mạnh cũng như bản sắc văn hóa, du lịch của địa phương, trưng bày chuyên đề còn là một không gian đặc sắc góp phần giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thông qua những giá trị đặc trưng, trong đó đặc biệt giới thiệu về cây Sâm Ngọc Linh- báu vật của đại ngàn trong thảm thực vật núi Ngọc Linh, Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh gắn với đời sống và các giá trị đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng

Bên cạnh việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch, thông qua trưng bày, tỉnh Kon Tum cũng mong muốn định vị thương hiệu các sản phẩm du lịch của địa phương, xây dựng hình ảnh mới về Kon Tum với khát vọng vươn lên dựa trên nền tảng văn hóa, sự đoàn kết thống nhất trong đa dạng.

Ngày 5.9.2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi đến thăm Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum đã đánh giá sâm Ngọc Linh là “quốc bảo của Việt Nam”, là “quốc kế dân sinh”, “niềm tự hào của dân tộc”. Ngày 6.9.2018, tại Hội nghị đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu, Thủ tướng đã chỉ đạo, yêu cầu cần phải xây dựng một chiến  lược đại chúng hóa,  tăng cường quảng bá, xây dựng thành thương hiệu quốc gia Việt Nam cho sản phẩm, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm

Trưng bày “Di sản văn hóa, sâm Ngọc Linh Kon Tum- Báu vật đại ngàn” là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Qua đó, tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu về giá trị đặc biệt của sâm Ngọc Linh cũng như di sản lịch sử văn hóa Kon Tum đến với du khách trong và ngoài nước, nhằm xây dựng thương hiệu và thu hút du khách.

Từng bước vươn ra thị trường quốc tế

Ông Nguyễn Văn Bình (Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum) cho biết, ở trưng bày chuyên đề này, Kon Tum muốn giới thiệu khái quát về văn hóa, thiên nhiên và những sản phẩm du lịch tỉnh Kon Tum đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế thông qua 200 hiện vật, bao gồm: các nông cụ lao động, dụng cụ săn bắn, đánh bắt, đồ dùng sinh hoạt gia đình, ghè (ché), nồi đồng, trang phục, trang sức, nhạc cụ; tài liệu khoa học... Sống động và nhiều màu sắc là phần trình diễn nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc như: nghề làm gốm của người Ba Na; nghề nhuộm sợi, dệt vải dân tộc Xơ Đăng; đan lát; chế tác dụng cụ săn bắn, đánh bắt và chế tác nhạc cụ; nghề rèn. Cùng với đó là trình diễn các làn điệu dân ca, múa xoang, cồng chiêng, các nhạc cụ truyền thống...

Một sản phẩm của Công ty Cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum

 Song song với nội dung trưng bày “Di sản văn hóa tiêu biểu tỉnh Kon Tum”, du khách đến với triển lãm cũng sẽ bị cuốn hút với những hình ảnh độc đáo trong phần trưng bày “Sâm Ngọc Linh- quốc bảo của Việt Nam”. Theo ông Nguyễn Văn Bình, trong phần này sẽ phối hợp trưng bày các tài liệu, hiện vật, hình ảnh với trưng bày thực cảnh tái hiện rừng sâm. Khách tham quan sẽ hiểu nhiều hơn về môi trường, cảnh quan, sự đa dạng sinh học của vùng rừng núi Ngọc Linh, không gian sinh tồn của sâm Ngọc Linh. Đặc biệt là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc phát triển sâm Ngọc  Linh thành “quốc kế dân sinh”, góp phần phát triển kinh tế- xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Kon Tum; xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm và vươn ra thị trường quốc tế.

Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ giới thiệu nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở Kon Tum

 Chia sẻ thêm về nội dung trưng bày, ông Nguyễn Văn Cường (Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia) nhấn mạnh, tại đây có những cụm trưng bày khiến những người thực hiện rất tâm đắc bởi giá trị cao về bảo tàng học. Trưng bày đẩy mạnh tương tác giữa môi trường tự nhiên với đồng bào các dân tộc, những chủ thể đã phát hiện, gìn giữ và trao truyền lại di sản quý giá này cho muôn đời sau. “Với nội dung cô đọng, sâu sắc; tài liệu, hiện vật được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm và tiêu biểu; bố cục chặt chẽ, khoa học, thẩm mỹ, ấn tượng, trưng bày cũng sử dụng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo hiệu ứng sống động, ấn tượng để  tăng cường tương tác, trải nghiệm, phục vụ và thu hút khách tham quan.

Hơi thở cuộc sống đại ngàn giữa lòng Hà Nội

Đây cũng là lần đầu tiên có một trưng bày giới thiệu, quảng bá đầy đủ và toàn diện những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Kon Tum và giá trị đặc biệt của sâm Ngọc Linh- “quốc bảo Việt Nam” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia với loại hình trưng bày mới, hấp dẫn”, ông Nguyễn Văn Cường cho biết.

 Trưng bày dự kiến sẽ kéo dài đến hết năm 2019.

BẢO NGÂN

Print
Tags: Di sản

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top