Về việc bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông cho học sinh Học viện Múa Việt Nam: Mong chờ giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề

VHO- “Học sinh được đào tạo hệ trung cấp ở các cơ sở trong khối nghệ thuật của Bộ VHTTDL được dự tuyển sinh vào đại học, cao đẳng cùng nhóm ngành mà không cần bằng tốt nghiệp THPT; nếu học sinh nghệ thuật muốn rẽ ngang sang ngành khác thì phải học chương trình kiến thức văn hóa phổ thông để thi tốt nghiệp THPT mới được chấp nhận…”. Những quy định này thể hiện rất rõ tại Thông tư Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6.6.2022.

Sau bài đăng trên Báo Văn Hóa: Về việc bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông cho học sinh Học viện Múa Việt Nam: Đẩy nhanh thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho học sinh” (số 3949, ngày 25.10.2023), để rộng đường dư luận, chúng tôi đã tìm hiểu và trao đổi với đại diện phụ huynh học sinh Học viện Múa Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước để làm rõ hơn sự việc này.

Về việc bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông cho học sinh Học viện Múa Việt Nam: Mong chờ giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề - Anh 1

 Phụ huynh học sinh Học viện Múa Việt Nam trao đổi với phóng viên tại Báo Văn Hóa Ảnh: ĐÌNH TOÁN

Ch ch đạo... đến bao gi?

Chiều 31.10, đại diện phụ huynh học sinh Học viện Múa Việt Nam đã tới trụ sở Báo Văn Hóa trình bày về việc con em họ không được học bổ sung kiến thức văn hóa tại Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy. Theo đó, ông Chu Mạnh Hùng, phụ huynh học sinh Chu Hoàng Anh (Lớp K4 Kịch Múa, Học viện Múa Việt Nam) bày tỏ: “Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị phản ánh sự việc tới rất nhiều đơn vị chức năng như: Học viện Múa Việt Nam, Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy, Bộ VHTTDL, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội... Nhưng đến hiện tại, Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy vẫn chưa tổ chức lớp học bổ sung kiến thức cho học sinh của Học viện. Chúng tôi không hiểu vì lý do gì khiến cơ sở đào tạo này không thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 8.4.2021 và công văn số 1381/BGDĐT-GDTX ngày 8.4.2021 của Bộ GD&ĐT gửi Sở GD&ĐT về việc giải quyết quyền lợi cho HSSV Học viện Múa Việt Nam”.

Các phụ huynh cho biết, họ đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy và chỉ nhận được câu trả lời đại ý: Ông Tuấn mới được cử làm Giám đốc, thời điểm Trung tâm ký kết phối hợp với Học viện (4.2021) thì ông Đỗ Phú Việt làm giám đốc, nên ông Tuấn phải xin chỉ đạo của cấp trên đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra lại hồ sơ của học sinh Học viện. “Theo ông Tuấn, khi tiếp nhận quản lý Trung tâm, ông không hề được bàn giao gì về việc phối hợp dạy bổ sung kiến thức cho học sinh Học viện Múa Việt Nam. Chúng tôi đang rất lo lắng nếu không tổ chức lớp học ngay thì với số lượng 439 tiết của 7 môn học còn thiếu, các cháu sẽ không kịp hoàn thiện để thi tốt nghiệp THPT vào năm 2024 tới”, các phụ huynh bày tỏ băn khoăn.

Tại cuộc gặp với Văn Hóa, một vị phụ huynh đã gọi điện thoại trực tiếp cho ông Nguyễn Anh Tuấn và đặt câu hỏi về lộ trình, hướng giải quyết sắp tới của Trung tâm? Ông Nguyễn Anh Tuấn trả lời: “Trung tâm đã làm việc với Học viện múa Việt Nam về chương trình đào tạo văn hóa cho học sinh vào ngày 23.10 và cũng đã gửi báo cáo lên Sở GD&ĐT Hà Nội. Tôi chỉ báo cáo đúng thực tế hiện trạng, còn hướng chỉ đạo giải quyết không thuộc thẩm quyền của Trung tâm nữa”.

Về việc bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông cho học sinh Học viện Múa Việt Nam: Mong chờ giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề - Anh 2

 Lễ trao bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp và Giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa THPT tại Học viện Múa Việt Nam

Cn đẩy nhanh thc hin để bo đảm quyn li cho hc sinh

Nhóm phụ huynh học sinh chia sẻ với chúng tôi là hiện con em họ đang học tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (có em năm nhất, thậm chí có em năm ba) nhưng vẫn được trường linh động cho “nợ” chưa phải nộp bằng tốt nghiệp THPT. Văn Hóa đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, ông Thi khẳng định: “Không có chuyện học sinh được tuyển vào học mà lại “nợ” bằng tốt nghiệp THPT. Trường tuyển các em học sinh của Học viện Múa Việt Nam vào là dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo”.

Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội tuyển học sinh Học viện Múa Việt Nam ở hệ trung cấp là hoàn toàn đúng quy định theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 6.6.2022. Trong Điều 5 quy định Đối tượng, điều kiện dự tuyển, ở Khoản 1 về Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), Mục b ghi: “Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật”. Được biết, các cơ sở đào tạo khối nghệ thuật như ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Học viện Âm nhạc Việt Nam... đều đang thực hiện tuyển HSSV theo những quy định này của Bộ GD&ĐT, và đương nhiên, việc vào học các cơ sở đào tạo khối nghệ thuật sẽ không cần có bằng tốt nghiệp THPT.

Như vậy, nguyện vọng học bổ sung kiến thức văn hóa cấp THPT là xuất phát từ phía học sinh và phụ huynh của các em. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, một số trường như Học viện Âm nhạc Việt Nam, Trường Trung cấp NT Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cũng đã cùng phụ huynh học sinh chủ động đề nghị phối hợp với các trung tâm GDTX tổ chức cho học sinh học bổ sung kiến thức văn hóa để các em được thi tốt nghiệp THPT. Việc có bằng THPT này đối với các cơ sở đào tạo khối nghệ thuật thì không cần, nhưng nếu các em có ý định đổi ngành thì đương nhiên phải học hết chương trình để thi tốt nghiệp THPT mới được chấp nhận.

Trao đổi về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL) Lê Anh Tuấn cho biết: “Học viện Múa Việt Nam đã cùng Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy rà soát chương trình để bổ sung kiến thức dành cho học sinh vào ngày 23.10 vừa qua. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người học, với trách nhiệm của mình, Bộ VHTTDL sẽ có văn bản gửi Bộ GD&ĐT, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy phối hợp với Học viện Múa Việt Nam đẩy nhanh tiến độ tổ chức học bổ sung kiến thức văn hóa phổ thông trên cơ sở kết quả rà soát giữa Học viện Múa với Trung tâm GDNN-GDTX quận Cầu Giấy”.

Theo ông Tuấn, trước khi đăng ký vào học các trường nghệ thuật, phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu kỹ quy định theo đề án tuyển sinh của từng trường. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng cần tư vấn, giải thích rõ về cách thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, quy trình đào tạo có tính đặc thù so với các ngành nghề khác để tránh những hiểu lầm, thắc mắc không đáng có như trường hợp của học sinh Học viện Múa Việt Nam.

Trước đó, ngày 31.8.2023, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ VHTTDL, Sở GD&ĐT Hà Nội về việc đồng ý với đề xuất của Bộ VHTTDL cho phép các cơ sở đào tạo nghệ thuật tiếp tục thực hiện giảng dạy Chương trình Giáo dục phổ thông cấp THCS và Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT đối với các khóa tuyển sinh trong năm học 2022-2023. Để giải quyết tận gốc vấn đề, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Tờ trình Chính phủ số 207/TTr-BVHTTDL về việc ban hành Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Hiện Nghị định đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi đề xuất ban hành. Có thể nói, những người làm nghệ thuật đều đang rất mong chờ Nghị định sớm được ban hành để giải quyết, tháo gỡ hàng loạt khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo hiện nay, đặc biệt là những vướng mắc do quy định hiện hành chưa thống nhất, phù hợp với thực tiễn, trong đó có nội dung về giảng dạy văn hóa phổ thông tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật. 

Ngày 31.8.2023, Bộ GD&ĐT có công văn gửi Bộ VHTTDL, Sở GD&ĐT Hà Nội về việc đồng ý với đề xuất của Bộ VHTTDL cho phép các cơ sở đào tạo nghệ thuật tiếp tục thực hiện giảng dạy Chương trình Giáo dục phổ thông cấp THCS và Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT đối với các khóa tuyển sinh trong năm học 2022-2023.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Tờ trình Chính phủ số 207/TTr-BVHTTDL về việc ban hành Nghị định Quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực nghệ thuật. Hiện Nghị định đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng trước khi đề xuất ban hành. Có thể nói, những người làm nghệ thuật đều đang rất mong chờ Nghị định sớm được ban hành để giải quyết, tháo gỡ hàng loạt khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo hiện nay.

 

THÚY HIỀN - HOÀNG HƯƠNG

Ý kiến bạn đọc