Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Viết tiếp​​​​​​​ di tích lịch sử quốc gia Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn bị xâm hại nghiêm trọng: Khảo sát hiện trạng, đề xuất hướng trùng tu

Thứ Tư 08/03/2023 | 10:53 GMT+7

VHO-  Sau phản ánh của Văn Hóa (số 3848 và 3849), ngày 7.3, Đoàn công tác của Sở VHTTDL Long An và UBND huyện Bến Lức đã đến khảo sát thực tế hiện trạng tại di tích lịch sử quốc gia Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn.

 Đoàn công tác khảo sát hiện trạng tại di tích ngày 7.3

Trao đổi với Văn Hóa, ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Long An cho biết, thời điểm di tích được xếp hạng vào năm 2004, lò gạch và khu nhà ăn vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên hiện nay lối vào lò gạch bị cỏ cây che lấp, còn nhà ăn bị xuống cấp nghiêm trọng nên gia đình đã “tạm dỡ”, hiện vẫn còn khu nền đất trống.

Theo ông Quốc, yếu tố gốc quan trọng ở đây là địa điểm lịch sử hiện vẫn còn giữ lại được, không bị những công trình xây dựng khác lấn chiếm, xâm hại. Sau này có hướng trùng tu thì còn những hình ảnh và vị trí gốc để phục dựng lại. Bên cạnh đó, yếu tố căn bản là gian nhà thờ chính và các hiện vật bên trong vẫn được gia đình bảo vệ tốt qua nhiều thời kỳ. Đối với lò gạch, Sở sẽ đề nghị huyện huy động các nguồn lực làm lối đi, tạo cảnh quan sạch đẹp để công chúng vào tham quan dễ dàng hơn. Sau khi khảo sát thực tế, Sở cũng có cuộc làm việc với UBND huyện Bến Lức để báo cáo UBND tỉnh Long An và đề xuất hướng trùng tu, bảo tồn di tích trong thời gian tới. Cơ bản là các vị trí khu đất của lãm lúa, nhà ăn, một trong những cơ sở cách mạng trước đây vẫn còn nguyên, không bị xâm chiếm, sau này vẫn có thể phục dựng lại trên cơ sở xác định được vị trí các hạng mục nói trên.

Phó giám đốc Sở VHTTDL Long An cũng cho biết, đối với việc xây dựng một số công trình mới trong khuôn viên di tích, có lẽ do đây là khu vực đất ở nông thôn, khi xây dựng nhà ở người dân không cần xin phép xây dựng nên những người thân (cháu của nhà yêu nước Võ Công Tồn – NV) đang sinh sống tại di tích quốc gia không xin phép chính quyền địa phương. Đồng thời, cũng do không nắm được quy định đối với hoạt động xây dựng trong di tích quốc gia phải xin ý kiến của Bộ VHTTDL nên không báo cáo cơ quan chức năng.

Lối vào khu lò gạch bị che kín

Theo hồ sơ di tích lịch sử quốc gia Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn do Phòng VHTT huyện Bến Lức (Long An) cung cấp cho phóng viên Văn Hóa, khu vực I bất khả xâm phạm có tổng diện tích hơn 1.360m2, bao gồm các hạng mục lãm lúa, nhà thờ cúng gia tiên, nhà ăn, sân phơi; khu lò gạch có các hạng mục nhà ở Võ Công Tồn, nhà ở công nhân, nhà phơi gạch, lò gạch, nhà công xi. Khu vực II, khu vực điều chỉnh xây dựng có diện tích gần 22.500m2. Đối chiếu hồ sơ di tích với thực trạng hiện nay, một số hạng mục nằm trong khu vực bất khả xâm phạm của di tích chỉ còn tồn tại trên giấy, nhiều yếu tố gốc của di tích bị thay đổi do được xây mới nhưng không xin ý kiến của Bộ VHTTDL. Qua làm việc, ông Trần Ngọc Ẩn, Trưởng phòng VHTT huyện Bến Lức cho biết, di tích lịch sử quốc gia Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn được công nhận vào năm 2004. Năm 2017, Sở VHTTDL Long An bàn giao cho địa phương trực tiếp quản lý theo phân cấp của tỉnh. Thời điểm này, đường dẫn vào di tích rất khó đi nên UBND huyện đã đầu tư, xây dựng con đường dẫn vào lò gạch với tổng kinh phí hơn 5,6 tỉ đồng, hoàn thành vào năm 2018. Cũng vào thời gian này, UBND tỉnh Long An đầu tư kinh phí giải phóng mặt bằng hơn 300m2 đất và xây dựng khuôn viên bia lưu niệm di tích với số tiền gần 1 tỉ đồng.

Hiện nay, huyện cũng có định hướng tiếp tục đầu tư tu bổ, phục dựng lại một số hạng mục, trong đó có nhà ăn đã bị tháo dỡ nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Theo hồ sơ di tích, Khu nhà và lò gạch Võ Công Tồn là cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng và phục vụ đắc lực cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Nam Kỳ trước năm 1945. Địa điểm lưu niệm về một điền chủ tư sản trí thức yêu nước Võ Công Tồn, người đã cống hiến nhiều công lao, tài sản cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 

HOÀNG HẢI

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top