Công trình nghệ thuật kiến trúc độc nhất vô nhị xứ Thanh mở cửa đón khách

VHO-Theo thông tin từ Sở VHTTDL Thanh Hóa, ngày mai 2.4, chính điện Lam Kinh, một công trình có giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ độc nhất vô nhị của xứ Thanh sẽ chính thức mở cửa đón khách du lịch tham quan sau thời gian dài được bảo tồn và phỏng dựng.

[EasyDNNGallery|100128|Width|800|Height|600|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

 Chính điện Lam Kinh mang nhiều ý nghĩa lịch sử, mỹ thuật cung đình và là một công trình quan trọng nhất của Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa)

Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vược bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài tới 360 năm.

[EasyDNNGallery|100133|Width|800|Height|600|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Khu Chính điện gồm 3 tòa điện lớn, xây theo kiểu kiến trúc hình chữ công, gồm toà Quang Đức, Sùng Hiếu, Diên Khánh

Chính điện Lam Kinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (năm 1433). Bố cục mặt bằng của kiến trúc này có dạng hình chữ “công”, với tổng diện tích hơn 1.600 m2, gồm 3 tòa điện chính: Tiền điện (điện Quang Đức), Trung điện (điện Sùng Hiếu), Hậu điện (điện Diễn Khánh). Trải qua thời gian, công trình này này chỉ còn lại dấu tích nền móng, với 127 tảng kê chân cột, nền lát, bó vỉa cùng một số hiện vật khác. 

[EasyDNNGallery|100132|Width|800|Height|600|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Chính điện Lam Kinh mang đậm phong cách nhà Lê

Năm 2010 được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng thời  căn cứ vào kết quả khai quật khảo cổ học và các công trình kiến trúc thời Lê hiện còn, chính điện Lam Kinh chính thức được khởi công bảo tồn, phỏng dựng trên cơ sở nền móng và hệ thống chân tảng. 

[EasyDNNGallery|100131|Width|800|Height|600|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

[EasyDNNGallery|100130|Width|800|Height|600|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Ngai vàng của vua, bàn thờ và một số linh vật được dát vàng thật

Đến nay, chính điện Lam Kinh đã hoàn thành, với kiến trúc mang đậm phong cách nhà Lê, với kết cấu khung gỗ hoàn toàn bằng gỗ lim, 6 hàng cột, vì chồng rường giá chiêng; trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật, vân mây, hoa lá, chạm nổi, chạm bong một số lớp (tùy theo chủ đề và vị trí chạm) độ sâu dao động từ 10cm- 20 cm. Toàn bộ một tầng mái. Vách gỗ đố lụa; cửa bức bàn 5 gian, cửa sổ trang trí hoa văn, ngạch cửa bằng đá kích thước 300×150×1500cm, đục hoa văn trang trí mặt ngoài. Vật liệu xây dựng (đá, gạch, ngói, các con giống, kìm nóc, trang trí diềm mái....) được phục chế theo mẫu, kiểu dáng và màu sắc được phát hiện tại Lam Kinh qua các lần khai quật khảo cổ học. 

[EasyDNNGallery|100129|Width|800|Height|600|position||resizecrop|False|lightbox|False|title|False|description|False|redirection|False|LinkText||]

Hố khai quật khảo cổ học bên trong chính điện Lam Kinh được giữ nguyên trạng để phục vụ khách tham quan

Di tích Lam Kinh đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 1962. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng Lam Kinh là Di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Đồng thời, việc đầu tư tôn tạo và phát huy giá trị di sản này đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thanh Hóa và của giới khoa học. Ngoài công trình chính điện Lam Kinh, đến nay đã có khoảng 20 hạng mục công trình (gồm các lăng mộ, nhà bia, các tòa Thái miếu, Nghi môn, sân rồng, thềm rồng, cầu Bạch, đền thờ Lê Lai và một số hạng mục như hồ Như Áng, giếng cổ, sông Ngọc, cảnh quan thiên nhiên...) đã được tu bổ, tôn tạo và bảo vệ.

NGUYỄN LINH

Ý kiến bạn đọc