Phục hồi, tôn tạo di tích đền Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần

VH- UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn về việc lập quy hoạch đền Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân. G M T Phát hiện ngôn ngữ Quốc Tế Ngữ Tiếng Ả-rập Tiếng Agiecbaigiăng Tiếng Ai-len Tiếng Aixơlen Tiếng An-ba-ni Tiếng Anh Tiếng Armenia Tiếng Ba Lan Tiếng Ba Tư Tiếng Bantu Tiếng Basque Tiếng Bengali Tiếng Bêlarút Tiếng Bosnia Tiếng Bồ Ðào Nha Tiếng Bungary Tiếng Catalan Tiếng Cebuano Tiếng Chichewa Tiếng Creole ở Haiti Tiếng Croatia&l

Theo đó, UBND tỉnh giao UBND huyện Thọ Xuân căn cứ khả năng huy động nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác, xác định quy mô đầu tư dự án mở rộng và phục hồi, tôn tạo di tích phù hợp với việc cân đối vốn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, địa điểm theo quy định. Sở VHTTDL có trách nhiệm hướng dẫn UBND huyện Thọ Xuân triển khai việc đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích đền Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần theo đúng các quy định hiện hành về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh.
Trước đó, tháng 5.2017, một số người dân địa phương khi đi đánh bắt trên sông đã phát hiện một khối lớn nằm trong nước, cách mặt nước khoảng gần 2m, chiều rộng 2,2m. Người dân và cán bộ xã Xuân Hòa bước đầu cho rằng đó là mộ của Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần. Ngay sau khi nhận được tin, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có công văn giao UBND huyện Thọ Xuân chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức bảo vệ an toàn, an ninh, trật tự khu vực có vật thể được phát hiện; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản, ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phá hoại địa điểm và dấu hiệu có di sản nói trên. Đồng thời giao Sở VHTTDL phối hợp các cơ quan chuyên môn làm rõ các thông tin xác thực về di tích.
Phạm Thị Ngọc Trần còn gọi là Cung Từ Hoàng thái hậu hay Phạm Hiền phi, là vợ Lê Lợi - thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau trở thành vua. Vua Lê Thái Tổ không lập chính thất. Theo sách Đại Việt thông sử, Phạm Thị Ngọc Trần người xã Quần Lai, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lê Lợi chống quân Minh, phải di chuyển luôn, không yên một chỗ nào, bà lặn lội theo hầu, trải nhiều gian khổ. Bà sinh Hoàng tử Lê Nguyên Long vào năm Quý Mão (1423), về sau được kế vị ngôi vua của vua Lê Thái Tổ, trở thành vua Lê Thái Tông. Năm 1433 Cao Hoàng đế Lê Lợi băng hà, Lê Nguyên Long lên ngôi, tức Thái Tông Hoàng đế. Lòng bồi hồi nhớ về người mẹ quá cố, nên Thái Tông truy phong làm Cung Từ Quốc thái mẫu.


P. Thảo

Ý kiến bạn đọc