Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chế độ, chính sách cho nghệ sĩ: Chưa tương xứng, còn nhiều bất cập

Thứ Hai 23/08/2021 | 09:44 GMT+7

VHO- “Cần nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn để đánh giá một cách cụ thể về những vấn đề bất cập trong chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, đồng thời xác định nội dung nào phù hợp để đưa vào dự thảo Nghị định về chế độ, chính sách cho nghệ sĩ; nội dung nào có thể điều chỉnh, sửa đổi ở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan…”.

Đó là tinh thần chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông tại buổi làm việc nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách cho nghệ sĩ, mục tiêu hướng tới là đưa ra những quy định phù hợp và đặc thù để tạo động lực cho sáng tạo nghệ thuật.

 Tuổi nghề của nghệ sĩ xiếc là vô cùng ngắn, nữ không quá 35 tuổi, nam tối đa là 40 tuổi (Cảnh trong vở “Cây gậy thần” của Liên đoàn Xiếc VN và Nhà hát Cải lương VN) Ảnh: HOÀNG ANH

Rà soát li nhng vn đề bt cp

Mới đây, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 2210/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng Nghị định về chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai xây dựng, hoàn thiện, báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ theo đúng quy định của pháp luật.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Minh Tuấn cho biết, căn cứ vào báo cáo, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được Vụ Pháp chế tổng hợp, Cục Nghệ thuật biểu diễn nhận thấy hiện có 7 nội dung chính đang có vướng mắc, bất cập về chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Đó là: Hợp đồng lao động đối với diễn viên; Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn; Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn; Bồi dưỡng, ưu đãi đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động và Tuổi nghỉ hưu, tuổi hưởng lương hưu.

Lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ đều cho rằng, trong số những bất cập thì nổi cộm nhất là chế độ hợp đồng lao động đối với diễn viên, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu đang áp dụng không hợp lý; trong khi quy định của Chính phủ tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP nêu rõ: “Không được ký hợp đồng lao động đối với những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên”. Có thể nói, quy định này gây bất lợi rất lớn đối với các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, do tính chất đặc thù nghề nghiệp để phục vụ, thực hiện các chương trình biểu diễn nghệ thuật đòi hỏi sự đa dạng về lứa tuổi, trình độ của các nghệ sĩ, diễn viên... Khắc phục tình trạng này, nhiều đơn vị nghệ thuật công lập vận dụng việc ký hợp đồng với diễn viên tự do bằng hình thức khoán công việc theo nhiệm vụ cụ thể (không đóng bảo hiểm xã hội) gây thiệt thòi cho người lao động, tâm lý không yên tâm làm nghề.

Một bất cập lớn mà các đơn vị nghệ thuật biểu diễn luôn “kêu cứu” suốt nhiều năm qua là những bất hợp lý về tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu. Tổng hợp từ các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật công lập của Cục Nghệ thuật biểu diễn cho thấy, số lượng nghệ sĩ, diễn viên “hết tuổi nghề” nhưng chưa đến tuổi nghỉ chế độ hưởng lương là rất lớn, đặc biệt đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa, thanh nhạc… Như vậy, số diễn viên này nếu không được bố trí, sắp xếp vị trí phù hợp hoặc tham gia công tác đào tạo, truyền nghề thì họ vẫn ở lại từ 10 - 15 năm nữa mới đủ tuổi về nghỉ chế độ, gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật.

Ngoài ra, còn một loạt những vấn đề bất cập nổi cộm đối với chế độ, chính sách nghệ thuật mà cơ quan quản lý nhà nước nêu ra: Bồi dưỡng, ưu đãi nghề đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã quá lạc hậu; Thông tư 26/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp, độc hại nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin; Thông tư số 33/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành Văn hoá - Thông tin rất thấp, đến nay đã hoàn toàn không phù hợp với thực tế.

 Nghệ thuật múa cũng là một trong những ngành có tuổi nghề ngắn ngủi (Tiết mục của Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc) Ảnh: ANH KHÁNH

Sa đổi chế độ, chính sách để to động lc sáng to

Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị đều có chung ý kiến thống nhất là cần kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, cho phép các đơn vị nghệ thuật công lập được ký hợp đồng với những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm xác định là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; khắc phục tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực bằng cách giải quyết số lượng nghệ sĩ, diễn viên lớn tuổi không còn đủ sức khoẻ hay ngoại hình để tiếp tục biểu diễn nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và đưa vào biên chế những nghệ sĩ trẻ, có năng lực biểu diễn với chất lượng chuyên môn cao…

Sau khi nghe những ý kiến báo cáo, đề xuất, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông nhấn mạnh: “Có rất nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ bởi những quy định đã quá cũ và không còn phù hợp với thực tiễn. Đáng mừng là Chính phủ cho phép Bộ VHTTDL nghiên cứu đề xuất để xây dựng Nghị định về chế độ, chính sách cho nghệ sĩ. Đây là bước cơ bản giúp cho ngành tiếp tục phát huy được giá trị nghệ thuật, tạo động lực sáng tạo cho những người làm nghệ thuật biểu diễn”. Thứ trưởng đề nghị các cơ quan tham gia xây dựng dự thảo Nghị định cần phân loại các vấn đề để xem những vấn đề nào có thể giải quyết được bằng xây dựng và sửa đổi Thông tư, vấn đề nào phải được điều chỉnh đưa vào Nghị định. Đặc biệt là những quy định về chế độ lương, bồi dưỡng tập luyện làm sao có cách tính để không bị lạc hậu với thực tế cuộc sống. Chế độ, chính sách đối với những người làm nghệ thuật biểu diễn phải được chú trọng tới tính đặc thù riêng và nếu cần phải có những quy định cụ thể cho lực lượng nghệ sĩ biểu diễn cụ thể tới từng loại hình nghệ thuật khác nhau.

Thứ trưởng đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn và các đơn vị liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với lực lượng nghệ sĩ, diễn viên, và cũng cần tổng hợp dữ liệu từ các đơn vị nghệ thuật công lập ở địa phương để có được một cách nhìn tổng thể, giải quyết những căn nguyên bất cập đối với lực lượng nghệ sĩ biểu diễn trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện và động lực để những người làm nghệ thuật yên tâm sáng tạo hiệu quả hơn. 

 Có rất nhiều vấn đề bất cập nảy sinh trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ bởi những quy định đã quá cũ và không còn phù hợp với thực tiễn. Đáng mừng là Chính phủ cho phép Bộ VHTTDL nghiên cứu đề xuất để xây dựng Nghị định về chế độ, chính sách cho nghệ sĩ. Đây là bước cơ bản giúp cho ngành tiếp tục phát huy được giá trị nghệ thuật, tạo động lực sáng tạo cho những người làm nghệ thuật biểu diễn.

(Thứ trưởng Bộ VHTTDL TẠ QUANG ĐÔNG)

 

 THÚY HIN

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn:Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top