Nghị định mới về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường: Siết chặt điều kiện kinh doanh

VHO- Phòng hát karaoke có diện tích sử dụng từ 20m2, phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên. Quán karaoke không được hoạt động từ 0-8h sáng, vũ trường không được hoạt động từ 2-8h sáng. Địa điểm kinh doanh vũ trường phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa từ 200m trở lên…

Nghị định mới về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường: Siết chặt điều kiện kinh doanh - Anh 1

 Siết chặt điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Đó là những nội dung nhằm siết chặt điều kiện kinh doanh đối với hai loại hình dịch vụ có nhiều yếu tố nhạy cảm là karaoke, vũ trường, được quy định tại Nghị định số 54/2019/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.

Nghiêm cấm quán karaoke hoạt động từ 0-8h sáng

Theo Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) Ninh Thị Thu Hương, Nghị định này quy định rõ các nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường. Theo đó, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉđược kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định và các quy định khác của pháp luật. Điều kiện kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những nội dung điểm nhấn tại Nghị định.

Khi kinh doanh dịch vụ karaoke, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự. Phòng hát phải có diện tích sửdụng từ20m2 trở lên. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừcác thiết bị báo cháy nổ). Tương tự, điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự; không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động. Phòng vũ trường phải có diện tích sửdụng từ80m2 trở lên. Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử- văn hóa từ200m trở lên.

Theo bà Ninh Thị Thu Hương, hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường đồng thời phải tuân thủ chặt chẽcác quy định như chỉsửdụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành; bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh rượu; phòng, chống tác hại của thuốc lá. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke phải bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được hoạt động từ0- 8 giờ sáng. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường không được hoạt động từ2- 8 giờ sáng. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.

Khi yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Theo Bộ VHTTDL, với tính chất nhạy cảm của hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường, Bộ đã tập hợp, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật tại Nghị định đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lýnhà nước, khắc phục những hiện tượng biến tướng trong hoạt động karaoke, vũ trường. Nghị định quy định các biện pháp, chế tài đủ mạnh để quản lýnhư yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục vi phạm hoặc thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Điều 15 quy định “Yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục vi phạm” nêu rõ, cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh yêu cầu tạm dừng kinh doanh khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm các điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 4, 5 Nghị định này nhưng chưa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản; vi phạm lần thứ hai về trách nhiệm khi hoạt động kinh doanh quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này. Văn bản yêu cầu tạm dừng kinh doanh phải nêu rõ hành vi vi phạm, thời điểm và thời hạn tạm dừng. Việc xác định thời hạn tạm dừng căn cứ vào mức độ vi phạm, thời hạn khắc phục do cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh quyết định. Thời hạn tạm dừng không quá 3 tháng. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải dừng kinh doanh theo yêu cầu và khắc phục vi phạm.

Điều 16 quy định “Thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh” quy định, cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh ban hành quyết định thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; vi phạm điều kiện kinh doanh gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản; được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh nhưng không kinh doanh trong 12 tháng liên tục; không tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; hết thời hạn tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà không khắc phục hoặc khắc phục không đầy đủ các vi phạm; trong thời hạn 2 năm, kể từngày kết thúc thời hạn tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, mà tái phạm các hành vi vi phạm đã nêu tại văn bản yêu cầu tạm dừng kinh doanh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phải nộp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã cấp cho cơ quan ban hành quyết định thu hồi. Cơ quan ban hành quyết định thu hồi phải đăng tải thông tin về việc thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trên trang Thông tin điện tửcủa cơ quan.

Nghị định cũng quy định tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra với hình thức thanh tra, kiểm tra liên ngành; kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, đảm bảo việc thực hiện các quy định về điều kiện, trách nhiệm khi kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Phân định trách nhiệm, cơ chế quản lýnhà nước của các Bộ, ngành, địa phương được quy định rõ tại điều 18, điều 19 Nghị định. Trước đây, sự phân định trách nhiệm, cơ chế phối hợp quản lýnhà nước của các Bộ, ngành, địa phương chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật, gây khó khăn, bất cập trong công tác quản lýnhà nước và hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân. 

PHƯƠNG ANH

Ý kiến bạn đọc