Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

04 Tháng Mười Hai 2023

Hà Nội: Nhiều chính sách hỗ trợ, phát huy vai trò những “báu vật nhân văn sống”

Thứ Năm 28/09/2023 | 16:57 GMT+7

VHO- Thời gian qua, Hà Nội- vùng đất mệnh danh “Thành phố di sản” đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tiếp sức nghệ nhân gìn giữ, trao truyền di sản. Mới đây, Sở VHTT Hà Nội cũng đã tổ chức Tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại Toạ đàm

Hà Nội đang hiện diện gần 1,8 nghìn di sản văn hóa phi vật thể ở nhiều loại hình, từ tri thức dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng… đến nghệ thuật trình diễn dân gian. Duy trì sức sống của các di sản có tâm huyết, công sức sáng tạo, gìn giữ, trao truyền của hàng nghìn nghệ nhân trên địa bàn, trong đó có 18 NNND, 113 NNƯT.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, thời gian qua, thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tiếp sức nghệ nhân gìn giữ, trao truyền di sản. Mới đây nhất là Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND của HĐND thành phố Quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội, với nhiều mức hỗ trợ.

Sở VHTT Thành phố cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết tới UBND các quận, huyện thị xã trong việc hỗ trợ, đãi ngộ Nghệ nhân và CLB tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay, đã có 14/18 NNND và 101/113 NNƯT nhận được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 3,6 tỉ đồng.

Các đại biểu dự Toạ đàm

Đối với các nghệ nhân tâm huyết giữ gìn di sản, nguồn kinh phí đãi ngộ này có ý nghĩa to lớn, kịp thời động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, bảo vệ, trao truyền, quảng bá, phát huy giá trị các di sản đang nắm giữ.

Hiện nay, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn đã và đang triển khai thực hiện, hỗ trợ kiện toàn, thành lập các CLB tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21.4.2010 của Chính phủ, để từ đó có thể được hưởng chế độ hỗ trợ tại Nghị quyết 23 với mức hỗ trợ các CLB lần đầu thành lập được 50 triệu đồng, hằng năm được hỗ trợ 20 triệu đồng để hoạt động.

Đến nay, đã có 2 CLB được thành lập: CLB Trống quân xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) và CLB Ca trù Yên Nghĩa (quận Hà Đông), 10 CLB đã thành lập Ban Vận động  và đang hoàn thiện thủ tục thành lập CLB như: CLB Ca trù Lỗ Khê, Chanh Thôn, CLB Múa bồng Triều Khúc, CLB Tuồng xã Xuân Nộn…

Ngay sau khi Nghị quyết ban hành, TP. Hà Nội đã bố trí nguồn kinh phí thực hiện Nghị quyết đến các quận, huyện, với tổng kinh phí là 13 tỉ 232 triệu.  Theo đó, kinh phí hỗ trợ NNND truyền dạy là 500 ngàn/ người/buổi, NNƯT 300.000đ/ người/ buổi.

Các địa phương Đan Phượng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Đông Anh, Hoài Đức, Quốc Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Long Biên… đã hỗ trợ các CLB và nghệ nhân tổ chức nhiều lớp, nhiều đợt truyền dạy các di sản như: Hát Ca trù, Hát trống quân, Hát Tuồng, Múa Rối nước, Hát Dô, Hát Chèo, Hát Chèo Tàu, Cồng chiêng của người Mường, Múa rối cạn, Nặn Tò he, Xẩm, Hát múa Bài bông, Hát múa Ải lao…

Tọa đàm “Vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Hà Nội” được tổ chức nhằm tiếp tục xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, hướng đến xác định hệ giá trị văn hóa Thủ đô. Đẩy mạnh vai trò tích cực của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn TP.Hà Nội, xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, tuyên truyền chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch của Trung ương và Thành phố trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.

Tại tọa đàm, các đại biểu tiếp tục nhấn mạnh việc phát huy vai trò tích cực của nghệ nhân trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản xây dựng và giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Theo GS.TS Lê Hồng Lý (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), để tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân có môi trường thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách dành cho đối tượng này được quy định trong Luật Di sản văn hóa, Luật Thi đua - Khen thưởng và các luật liên quan; tăng cường tổ chức các chương trình hỗ trợ và quảng bá về nghệ thuật và di sản văn hóa; khuyến khích sáng tạo và đầu tư vào các chương trình hỗ trợ và quảng bá để tăng cường sự phát triển của nghệ thuật và di sản văn hóa; quan tâm đến các hoạt động vinh danh, nêu gương trong các hoạt động cộng đồng để động viên, khích lệ, khơi dậy niềm tự hào khi tham gia cống hiến trong xã hội.

Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Sở VHTT Hà Nội thông tin về “Cuộc thi sáng tác lời thơ mới cho các thể cách hát nói trong ca trù trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023”. Kế hoạch và thể lệ cuộc thi đã được ban hành tới các quận, huyện, thị xã và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nghệ nhân.

THUỶ ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Mười Hai 2023»
T2T3T4T5T6T7CN
27
28
29
30
1
2
3
4
5678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2023 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top