Hạnh phúc đến từ bên trong mỗi chúng ta

VHO- Sở GD&ĐT TP.HCM vừa tổ chức Hội thảo Xây dựng Trường học hạnh phúc với sự tham dự của các Sở, ngành, đơn vị nghiên cứu, trường học…, nhằm ghi nhận ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo Bộ tiêu chí tạm thời về Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM.

Hạnh phúc đến từ bên trong mỗi chúng ta - Anh 1

 Các đại biểu góp ý xây dựng dự thảo Bộ tiêu chí tạm thời về Trường học hạnh phúc

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã nhấn mạnh ý nghĩa và làm rõ hơn khái niệm Trường học hạnh phúc. Theo đó, Trường học hạnh phúc không phải mới xuất hiện gần đây mà đã được xây dựng từ nhiều năm trước, tuy nhiên, trong bối cảnh mới, việc xây dựng trường học đáp ứng các yêu cầu về Trường học hạnh phúc càng trở nên cấp thiết.

Để mi ngy đến trường lmt ngy vui

TS Nguyễn Thị Xuân Yến, Phó trưởng Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhấn mạnh, xây dựng Trường học hạnh phúc làmột trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục kể từ năm học 2018-2019. “Đây là chủ trương cần thiết trong bối cảnh cả nước triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đồng thời chịu ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chưa bao giờ ngành Giáo dục lại đứng trước sự giám sát và yêu cầu cao của xã hội như vậy”, bà Yến bày tỏ.

Theo chuyên gia này, thực tế đó cho thấy, yêu cầu nâng cao và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc. Bên cạnh năng lực dạy học, giáo viên cần cónăng lực quản lý hành vi xã hội và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Giáo viên cần trở thành cố vấn thông thái giúp học sinh phát triển cân đối toàn diện; biết truyền cảm hứng động cơ học cho học sinh với khả năng, trình độ, phong cách học tập khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau, có loại hình trí thông minh đa dạng riêng biệt…

Để có học sinh cảm thấy hạnh phúc, trước hết người giáo viên phải hạnh phúc. Giáo viên chính là người thiết kế các trải nghiệm giáo dục cho học sinh. Thế nên, nếu giáo viên không hạnh phúc, chắc chắn học sinh sẽ phải “hứng chịu” những hoạt động giáo dục khô khan, hình thức và không hiệu quả.

TS Phạm Thị Thúy, Phó Trưởng khoa Quản lý kinh tế xã hội, Học viện Hành chính quốc gia (Phân viện tại TP.HCM) cho rằng, đối tượng trung tâm của trường học là học sinh. Song, để làm cho học sinh hạnh phúc thì đối tượng cần quan tâm là giáo viên. “Xây dựng Trường học hạnh phúc luôn làước mơcủa những người tâm huyết với giáo dục. Đây cũng chính làmục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục đang đặt ra, đòi hỏi từ lãnh đạo nhàtrường, giáo viên đến học sinh, phụ huynh đều cần phấn đấu cùng tạo dựng vì hạnh phúc của chính mình nói riêng vàhạnh phúc của xã hội nói chung. Trường học hạnh phúc không phải là mô hình khó đạt được, vì hạnh phúc trước hết là cảm xúc, là mối quan hệ giữa con người với con người. Hạnh phúc đến từ bên trong mỗi chúng ta, trong thái độ hành vi của chúng ta chứ không đến từ vào các yếu tố bên ngoài như tiền bạc hay cơ sở vật chất. Chúng ta có thể thay đổi từng bước từ những việc nhỏ, khả thi trong điều kiện mỗi trường, mỗi giáo viên”, TS Thúy bày tỏ.

Cn thc hin có chiu sâu và lan ta

Các đại biểu thống nhất rằng, trường học ảnh hưởng đến hạnh phúc của học sinh vàngược lại, hạnh phúc của học sinh cũng là mục tiêu của nhà trường. Trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh được tạo điều kiện để phát huy tiềm năng cánhân, phát triển kỹ năng sống, học tập và cảm nhận sự tự tin, yêu thích với quá trình học. Đây phải là nơi bắt nạt và bạo lực học đường ít xảy ra, kết bạn tương đối dễ dàng và thiết lập mối quan hệ chân thành và tôn trọng với các bên liên quan.

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui là câu khẩu hiệu thường thấy tại các trường học trên cả nước. Chúng ta đều mong muốn học sinh đến trường trong hân hoan và vui sướng. Tuy nhiên, hạnh phúc, sức khỏe tinh thần của học sinh ngày càng trở nên khó đạt được trong môi trường học tập và xã hội ngày nay. Điều này là do những thách thức thay đổi trong quá trình dạy và học, một số bất bình đẳng vẫn còn tồn tại cũng nhưáp lực điểm số vẫn chưa hề giảm bớt. Những điều này đã dẫn đến những gánh nặng trong giáo dục suốt nhiều năm vừa qua”, một giảng viên Trường ĐH KHXHNV (ĐH Quốc gia TP.HCM) tâm tư.

Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, xây dựng Trường học hạnh phúc là việc làm thiết thực, cần thực hiện có chiều sâu và có sức lan tỏa. Trong đó, Bộ tiêu chí là cơ sở để trường học tổ chức thực hiện theo tình hình thực tế tại đơn vị. Trước mắt, ngành Giáo dục sẽ lựa chọn một số đơn vị triển khai thí điểm để sơ kết, rút kinh nghiệm, đánh giá sự thay đổi của nhà trường khi triển khai thực hiện trước khi nhân rộng toàn TP.

Theo Dự thảo (lần 2) Bộ tiêu chí tạm thời về Trường học hạnh phúc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.HCM, có ba nhóm tiêu chí để đánh giá. Cụ thể, tiêu chí 1 là Môi trường nhà trường (cơ sở vật chất đạt chuẩn; trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn; xây dựng và thực hiện tốt Bộ quy tắc ứng xử trong trường học; đảm bảo sức khỏe và thể chất tâm lý cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên; năng lực và kỹ năng giáo viên được phát huy…); tiêu chí 2 là Dạy học và hoạt động giáo dục; tiêu chí 3 là Các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

Sau khi hoàn thiện Bộ tiêu chí, Sở GD&ĐT đặt ra chỉ tiêu: Trong năm học 2023-2024, 100% Phòng GD&ĐT phát động phong trào thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc và 100% các trường triển khai kế hoạch xây dựng Trường học hạnh phúc. Mỗi thành phố, quận, huyện có một cơ sở giáo dục ở mỗi cấp học thực hiện mô hình thí điểm Trường học hạnh phúc. Đến năm học 2024-2025, có 100% cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai xây dựng Trường học hạnh phúc một cách hiệu quả, thực chất. 

 THÙY TRANG

Ý kiến bạn đọc