Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

ChatGPT khó thay thế ngôn ngữ và cảm xúc

Thứ Tư 07/06/2023 | 09:43 GMT+7

VHO- Dù ChatGPT có thế mạnh về viết lách, nhưng các chuyên gia nhận định rằng, công nghệ này không thể dễ dàng thay thế ngôn ngữ và cảm xúc của con người.

 Nhiều chuyên gia nhận định ChatGPT không thể thay thế cảm xúc của con người

Ra mắt cuối năm ngoái, ChatGPT là một chatbot AI cho phép người dùng nhập chủ đề để AI viết. ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi, viết các bài luận theo một cách trả lời tự nhiên giống con người. ChatGPT thực hiện tốt công việc trả lời các câu hỏi trong nhiều lĩnh vực, chủ đề... Tuy nhiên, khi đọc càng nhiều các nội dung do ChatGPT tạo ra, bạn sẽ thấy rằng nó có xu hướng sử dụng các cụm từ chung chung, dẫn đến nội dung nhạt nhẽo và lặp đi lặp lại với ít chi tiết. Điều này không lý tưởng khi bạn cần viết chuyên sâu về các chủ đề phức tạp hoặc theo ngành nghề cụ thể.

Theo giáo sư Irena Praitis, Trưởng khoa tiếng Anh tại Trường Đại học Fullerton, California (Mỹ), khi viết người ta nhớ lại những chi tiết cảm giác trong trí nhớ của mình. Nhưng bằng cách để AI viết cho bạn, thì bài viết sẽ không phải là những gì bạn thực sự trải nghiệm. Giáo sư Praitis cũng cho biết: “Nếu chúng ta đang sử dụng ChatGPT để viết tiểu thuyết hay những bài viết mà chúng ta chia sẻ với nhau, thì chúng ta chỉ đơn giản là chia sẻ tất cả những điều đó hết lần này đến lần khác. Đó là một mối nguy hiểm”.

ChatGPT có thể tạo nội dung mạch lạc và thuyết phục, nhưng đôi khi dữ liệu đầu ra của nó không thật sự chính xác. Ví dụ như khi yêu cầu ChatGPT hãy viết một bài ngắn về vụ xả súng gần đây tại Texas (Mỹ), thì chưa đầy một phút, ChatGPT đã viết một bài chẳng có dính dáng gì đến thảm kịch mới xảy ra vừa qua. Mà ChatGPT đã viết ra một bài viết nói chung chung về một thảm kịch súng đạn nào đó rồi để người hỏi tự “điền vào ô trống”. Điều đó chứng tỏ rằng, độ tin cậy của ChatGPT trong viết lách không cao và sử dụng nó để viết một cái gì đó thay thế cho con người sẽ không phải là tốt. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với ChatGPT, đó là cơ sở kiến thức hiện tại của nó chỉ giới hạn từ năm 2021 trở về trước. Vì vậy, bạn không thể sử dụng ChatGPT để viết về các xu hướng mới hoặc sự kiện vừa xảy ra, do vậy ChatGPT rất khó để có thể cạnh tranh với những người làm nghề viết lách.

Nhận định của Phó Giáo sư Anand Panangadan của khoa Khoa học Máy tính Đại học Fullerton, California: “AI không biết liệu câu trả lời của nó có chính xác với những gì nó cung cấp cho người dùng hay không. Không có cách nào để kiểm chứng nó. Nếu bạn hỏi AI một câu hỏi và ChatGPT đưa ra câu trả lời cho bạn, ChatGPT không đảm bảo với bạn rằng câu trả lời đó là chính xác. Nó chỉ cung cấp cho bạn một số câu trả lời, còn việc tìm ra câu trả lời có đúng hay không là tùy thuộc vào con người. Vì vậy, đó là một nhược điểm mà AI không có khả năng thể hiện được. Công nghệ này không thể dễ dàng thay thế ngôn ngữ và cảm xúc vốn luôn là thế mạnh của bộ não con người”. Cũng theo Phó Giáo sư Panangadan, một trong những điều mà mọi người yêu thích về viết sáng tạo là người viết. Đó là lý do tại sao chúng tôi đánh giá cao viết sáng tạo, bởi vì nó đến từ con người và chúng tôi biết rằng văn bản này là sự thể hiện trải nghiệm của con người đó, hy vọng của người đó hoặc bí mật của con người đó. Vì vậy nếu bây giờ, việc viết sáng tạo này được thực hiện hoàn toàn tự động, thì điều đó không đúng.

ChatGPT và các chương trình AI khác, chỉ nên được sử dụng như một công cụ để giúp chúng ta thực hiện nghiên cứu. Nó không nên là một thứ công cụ để viết thay cho chúng ta vì nó không thể có cảm xúc, ký ức hay tương tác như con người, thứ tạo ra sự kết nối thông qua những câu chuyện nhân văn của chúng ta. 

 THỤC LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top