Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Bộ VHTTDL: Tọa đàm về công tác phổ biến giáo dục pháp luật

Thứ Sáu 19/05/2023 | 10:25 GMT+7

VHO - Ngày 18.5, tại trụ sở Bộ VHTTDL đã diễn ra Tọa đàm trao đổi về tình hình triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật và việc thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ tại Bộ VHTTDL.Tham dự buổi Tọa đàm có Tổ thư ký giúp việc Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt  Nam... cùng các đơn vị của Bộ VHTTDL.

Toàn cảnh Tọa đàm 

Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VTTTDL) đã nêu rõ một số điểm đáng chú ý trong việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại Bộ VHTTDL. Theo đó, năm 2023 Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023 đề ra  9 nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trọng tâm trong năm 2023 và các nhiệm vụ trọng tâm cho các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ, các Sở VHTTDL; Sở VHTT; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Về nội dung PBGDPL tập trung tuyên truyền việc thể chế hóa chủ trương, quan điểm, chính sách trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phổ biến các văn bản, chính sách cho cán bộ, nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới thông qua năm 2022 và năm 2023; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)...; Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25.3.2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12.4.2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, Nghị định số 30/2022/NĐ-CP ngày 19.5.2022 của Chính phủ quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia, Nghị định số 67/2022/NĐ-CP ngày 21.9.2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25.12.2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cải cách thủ tục hành chính...; quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; triển khai công tác PBGDPL liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.Về hình thức, phương thức PBGDPL: tổ chức truyền thông từ sớm, từ xa các dự thảo chính sách, pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch có tác động lớn đến xã hội, tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đối thoại trực tiếp, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động, các chuyên gia, tổ chức, cá nhân liên quan đến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngành, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, vận hành có hiệu quả Cổng/Trang thông tin điện tử Bộ. Các báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Bộ và các đơn vị đã có chuyên trang, chuyên mục phổ biến văn bản mới, hỏi - đáp pháp luật về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch như: Báo Văn Hóa, Báo điện tử Tổ quốc,...Cổng thông tin của Bộ thường xuyên biên soạn, đăng  tải, cập nhật tin bài với 7 chuyên mục độc lập đã nhận được lượng khán giả theo dõi, truy cập đông đảo.

Ông  Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, (Bộ Tư pháp), Trưởng Ban Thư ký của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương đã đánh giá cao việc thực hiện PBGDPL tại Bộ VHTTDL

Từ ngày 1.1.2023 đến nay, Cổng Thông tin điện tử của Bộ đã đăng tải 225 văn bản và 14 Dự thảo văn bản lấy ý kiến nhân dân (các văn bản đăng tải gồm:  5 Thông tư; 1 Nghị định; 162 Quyết định và 57 văn bản khác; các Dự thảo gồm: 1 Dự thảo Luật;  4 Dự thảo Nghị định;  5 Dự thảo Thông tư;  4 Dự thảo khác) và tổ chức sản xuất 41 tin, bài với các nội dung về: các kế hoạch tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng: Nghị định của Chính phủ quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo giai đoạn 2023 - 2025”; công tác triển khai xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; tình hình triển khai và kết quả thực hiện  chính sách, pháp luật tại các địa phương trên toàn quốc; một số tin bài về chính sách, hiệu quả chính sách mới của Bộ VHTTDL.

Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng  kịp thời tiếp nhận, xử lý các thông tin góp ý, phản biện xã hội về dự thảo chính sách và đưa các ý kiến phân tích nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện dự thảo chính sách, từng bước đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ thể chế trong lĩnh vực văn hóa theo yêu cầu tại Nghị quyết ĐH XIII của Đảng, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về lĩnh vực văn hóa.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ VTTTDL) cho biết,  kinh phí cho công tác truyền thông chính sách còn hạn chế ,chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, hiện nay cán bộ thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách đều là các cán bộ kiêm nhiệm, còn thiếu kinh nghiệm. Kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho công tác truyền thông chính sách của Bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chủ yếu lồng ghép trong các công việc có nguồn kinh phí đảm bảo. Do đó, đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết hơn kinh phí từ ngân sách đáp ứng hoạt động truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội. Sớm hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27.1.2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, trong đó hướng dẫn nội dung chi và mức chi đối với công việc truyền thông chính sách. Đồng thời, trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, xây dựng thêm các trang thông tin, chuyên mục dành riêng cho truyền thông chính sách và tận dụng sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo…  để truyền thông chính sách tiếp cận phù hợp với đối tượng chịu sự tác động.

Cùng với đó, đại diện Cục Di sản, Cục Bản quyền tác giả và các đơn vị của Bộ VHTTDL đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và các làm của từng đơn vị trong việc PBGDPL tại lĩnh vực của mình.

Tại Tòa đàm, ông  Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), Trưởng Ban Thư ký của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương đã đánh giá cao việc thực hiện PBGDPL tại Bộ VHTTDL. Đồng thời, đề nghị cần có những giải pháp, trong đó có việc nâng cao kinh phí để hoạt động PBGDPL đi vào thực chất, chiều sâu và đạt hiệu quả cao. “Để đạt được hiệu quả cao, không thể thiếu được các đơn vị báo chí, truyền thông và sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ và ngoài Bộ”, ông Lê Vệ Quốc nhấn mạnh.

HOÀNG ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top