Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Văn hóa, sợi dây bền chặt kết nối các nước thành viên ASEAN

Thứ Sáu 14/04/2023 | 21:42 GMT+7

VHO- Chiều 14.4 tại Hà Nội, C ASEAN đã tổ chức hoạt động trò chuyện, chia sẻ về Lễ hội té nước ở ASEAN với chủ đề Năm mới – Khởi đầu mới. Sự kiện nhằm tạo ra nền tảng chia sẻ các nét đẹp văn hóa các nước ASEAN. Cùng với đó, buổi trò chuyện còn làm nổi bật mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều mặt của các quốc gia trong khu vực.

Chia sẻ tại buổi trò chuyện, bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) cho biết, Lễ hội té nước là một trong những niềm tự hào của văn hóa cộng đồng các nước ASEAN. Văn hóa của cộng đồng các nước ASEAN vô cùng đa dạng, phong phú. Cùng với đó, văn hóa luôn là một trụ cột quan trọng giúp ASEAN gắn bó trong một mái nhà chung đa văn hóa, đa dân tộc nhưng cùng hướng về một tầm nhìn, một bản sắc. Tại Việt Nam, Lễ hội té nước đã tạo ra nhiều giá trị văn hóa, mà tiêu biểu nhất, xuyên suốt nhất là tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng. Trong bối cảnh đất nước phát triển, hội nhập sâu rộng như hiện nay, giá trị văn hóa tiêu biểu này càng có ý nghĩa to lớn.

Các diễn giả tại buổi trò chuyện

Cũng theo bà Nguyễn Phương Hòa, Lễ hội té nước ở Việt Nam được tổ chức ở nhiều nơi, trong đó có các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc, phía Nam có An Giang, Sóc Trăng… Mỗi lần tổ chức, Lễ hội thu hút sự tham dự của đông đảo người dân địa phương cũng như du khách trong nước, quốc tế. Lễ hội té nước cũng được đưa vào tour du lịch nhằm đa dạng hóa hoạt động trải nghiệm cho du khách, cũng như tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trong thu hút khách du lịch. Từ đó, du lịch góp phần mạnh mẽ vào phát triển kinh tế đất nước.

Ông Phan Minh Giang, Phó Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) nhấn mạnh, Lễ hội té nước đã góp phần tô đẹp văn hóa cộng đồng các nước ASEAN. Văn hóa trở thành cầu nối, sợi dây kết nối ASEAN trong đa dạng, thống nhất và đoàn kết. Với tinh thần đoàn kết không ngừng được củng cố nhờ phát triển văn hóa và giao lưu nhân dân, ASEAN đã vượt qua đại dịch Covid-19 và vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là mục tiêu được các nước ASEAN tiếp tục triển khai thực hiện.

Lễ hội té nước là nét đẹp văn hóa của nhiều nước ASEAN. Ảnh: The Guardian

Tại buổi trao đổi, các đại biểu đã giới thiệu thêm về Lễ hội té nước ở một số nước là thành viên của ASEAN. Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura thông tin, Lễ hội là hoạt động đón mừng năm mới diễn ra ở các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Lễ hội Té nước ở ASEAN là tín hiệu báo hiệu một năm kết thúc và bắt đầu một năm mới. Thời gian diễn ra vào giữa tháng 4 hàng năm. Lễ hội té nước mang ý nghĩa cuốn trôi những ưu phiền, điều không may mắn trong năm cũ; mang lại sự sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc cùng ước nguyện ấm no, hạnh phúc cho con người và vạn vật khi bước vào năm mới. Ai được té càng nhiều nước thì người đó càng nhận được nhiều may mắn.

Tại Thái Lan, Lễ hội mang tên Songkran. Lễ hội được tổ chức cùng nhiều sự kiện văn hóa thú vị, diễn ra trong 3 ngày liên tiếp và thu hút hàng triệu du khách tham gia. Những người không cùng tôn giáo, màu da, sắc tộc cùng hồ hởi té nước cho nhau, thắt chặt thêm tình thân ái, hữu nghị.

Với người dân Lào, họ gọi đây là Tết Bunpimay. Người Lào không chỉ té nước vào người mà còn vào nhà cửa, đồ thờ cúng, vật nuôi vào công cụ sản xuất. Họ tin rằng nước sẽ giúp gột rửa mọi điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới mạnh khỏe, sạch sẽ. Ai bị ướt nhiều sẽ có nhiều hạnh phúc trong năm mới. Ngoài hoạt động té nước, người Lào còn có tục lệ buộc chỉ vào cổ tay. Trong những ngày Tết, khách đến xông nhà đều được buộc vào tay một sợi chỉ đỏ hoặc xanh để cầu chúc may mắn, sức khỏe. Ông Chanthaphone Khammanichanh, Phó Đại sứ nước CHDCND Lào tại Việt Nam cho biết thời gian qua, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến Tết cổ truyền Bunpimay của người dân Lào. Điều này thể hiện Việt Nam – Lào luôn nỗ lực để hiểu hơn về văn hóa của nhau, đồng thời thắt chặt hơn tình đoàn kết đặc biệt, hữu nghị giữa nhân dân  nước.

Đối với người dân Myanmar, họ gọi ngày Tết cổ truyền của mình là Thingyan. Té nước là phần đặc trưng nhất của lễ hội này và thường diễn ra vào 4 ngày đầu tiên của kỳ lễ. Theo truyền thống, vẩy nước thơm là một nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Thingyan. Những giọt nước được vẩy đi là thể hiện ý nghĩa rửa trôi những tội lỗi của mọi người trong năm qua.

ĐÌNH TOÁN

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top