Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Lễ cúng rừng của người Ja Rai

Thứ Sáu 31/03/2023 | 09:50 GMT+7

VHO-  Đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối tháng 3 hằng năm, người Ja Rai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) lại tổ chức lễ cúng rừng để tạ ơn “thần rừng” đã che chở, bảo vệ dân làng và cầu mong một năm bình an. Đây không chỉ là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Ja Rai nơi đây, mà còn là dịp để họ nhắc nhở thế hệ con cháu phải gắn kết, bảo vệ rừng.

 Người Ja Rai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai tổ chức lễ cúng rừng

Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, từ sáng sớm già trẻ lớn bé trong làng mang theo những vật phẩm gồm cơm lam, gà nướng, heo quay, ghè rượu… tiến vào rừng. Già làng Siu Tơr, năm nay gần 70 tuổi ở làng O Grang, xã Ia Pếch - người chủ trì lễ cúng cho biết, lễ cúng rừng được dân làng lưu giữ từ xưa đến nay. Cứ khoảng cuối tháng 3, sẽ tổ chức họp dân làng để bàn việc và tổ chức. Lời khấn trong lễ cúng rừng được truyền miệng qua các đời. Nội dung lời khấn và lời khẩn cầu của dân làng nhằm cầu cho một năm gặp nhiều may mắn, bình an, không có bệnh tật…

Sau khi bày biện mâm cúng, già làng Siu Tơr trong trang phục truyền thống tiến lại trước mâm cỗ đặt dưới gốc cây. Sau khi đọc lời cầu khấn với các vị thần, già làng cảm tạ thần rừng năm qua đã cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, dân làng bình yên no đủ.

Nghi lễ cúng rừng thường kéo dài khoảng 15 phút. Sau đó họ tổ chức ăn uống ngay dưới tán rừng già. Các món ăn được dọn trong ống tre nối dài, cột từ cây này sang cây khác. Già Siu Tơr cho biết, đây là nghi lễ truyền thống của người dân địa phương. Ngoài ý nghĩa tạ ơn núi rừng, lễ cúng còn nhằm giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. “Dân làng biết nếu rừng mất thì lũ lụt từ trên rừng sẽ đổ xuống phá đồng ruộng, buôn làng, nắng nóng sẽ làm cho cây lúa trên rẫy không mọc được, vì vậy dân làng đã cùng nhau trồng thêm cây xanh, không phá rừng”, già làng Siu Tơr nói.

Theo ông Đinh Ích Hiệp, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Ia Grai, diện tích rừng trên địa bàn toàn huyện còn trên 35.000 ha. Ba năm trở lại đây, huyện rất quan tâm các hoạt động truyền thống gắn với bảo vệ rừng. “Người dân địa phương nhận thức được những lợi ích từ rừng với nguồn lâm sản phụ dồi dào, tạo môi trường, không khí trong lành. Khi bà con đã hiểu, công tác bảo vệ và phát triển rừng được thuận lợi hơn”, ông Hiệp cho hay.

Ông Đào Lân Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn quan tâm đến các hoạt động tâm linh văn hóa gắn với việc bảo vệ rừng như thế này. Sắp tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng nghi thức cúng rừng ra các xã, đặc biệt là những vùng “nóng” về tình trạng xâm hại rừng. Chúng tôi rất mừng khi người dân trong làng đã dẫn con cháu đến tham dự buổi lễ. Điều này thể hiện những sự tiếp nối các thế hệ trong việc bảo vệ rừng”.

 CHU PHƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top