Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phát hiện 2.000 xác ướp đầu cừu trong đền thờ Ai Cập

Thứ Hai 27/03/2023 | 12:12 GMT+7

VHO-  Nhóm chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ đại thuộc Đại học New York đã phát hiện ít nhất 2.000 xác ướp đầu cừu đực có niên đại từ thời Ptolemaic tại đền thờ Pharaoh Ramses II, thành phố cổ Abydos thuộc miền nam Ai Cập- Reuters đưa tin.

Cụm cấu trúc vừa được khai quật ở Ai Cập. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, họ còn tìm thấy một cấu trúc cung điện lâu đời hơn nhiều, thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc Ai Cập cách đây khoảng 4.000 năm.

Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, xác ướp cừu, chó, dê rừng, bò, linh dương và cầy mangut được tìm thấy trong ngôi đền cùng với đầu cừu đực, được cho là đồ cúng tế thể hiện sự tôn kính dành cho Pharaoh Ramses II khoảng 1.000 năm sau khi ông qua đời. Phát hiện mới cũng giúp giới khoa học hiểu thêm về một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng của Ai Cập - thành phố cổ Abydos.

Ramesses II, còn gọi là Ramesses Đại Đế, là một trong những pharaoh quyền lực và thành công nhất Ai Cập cổ đại. Ông trị vì từ năm 1279 đến năm 1213 trước Công nguyên, trong thời kỳ Tân Vương quốc Ai Cập, và là pharaoh thứ ba của Vương triều thứ 19. Ramesses II nổi tiếng với những chiến dịch quân sự giúp mở rộng Ai Cập và bảo vệ biên giới.

Ở Ai Cập cổ đại, cừu đực là một biểu tượng quan trọng của quyền lực và khả năng sinh sản. Sinh vật này cũng gắn liền với một số vị thần, ví dụ như thần Khnum với đầu cừu đực và mình người. Cừu đực là con vật linh thiêng và thường xuyên được ướp xác, trở thành lễ vật dâng lên các vị thần.

Xác ướp của hơn 2.000 đầu cừu đực có niên đại từ thời kỳ Ptolemaic được phát hiện tại Ai Cậ. Ảnh: Reuters

 Bên cạnh xác ướp động vật, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một cấu trúc cung điện lớn với những bức tường dày khoảng 5 mét từ Vương triều thứ 6 của Ai Cập, cùng với một số bức tượng, giấy cói, tàn tích cây cổ thụ, quần áo và giày da.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu khảo cổ Sameh Iskandar cho rằng cấu trúc này có thể giúp "tái lập cảm giác về cảnh quan cổ xưa của Abydos trước khi xây dựng đền thờ Ramses II".

Thành phố Abydos, nằm ở tỉnh Sohag của Ai Cập, cách Cairo khoảng 270 dặm (435 km) về phía nam, là một trong những địa điểm khảo cổ học lớn của Ai Cập . Đó là một nghĩa địa dành cho hoàng gia Ai Cập cổ đại thời kỳ đầu và là trung tâm hành hương để thờ thần Osiris.

NGHIÊM THANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top