Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Triển lãm chuyên đề Bác Tôn với Quốc hội khóa I

Chủ Nhật 12/03/2023 | 21:04 GMT+7

VHO - Hướng đến tưởng niệm 43 năm ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30.3.1980-30.3.2023), Bảo tàng Tôn Đức Thắng (TP.HCM) phối hợp với Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang tổ chức triển lãm “Bác Tôn với Quốc hội khóa I, 1946 -1960” nhằm giúp công chúng hiểu rõ về những đóng góp của Bác Tôn đối với Quốc hội khóa I. Triển lãm diễn ra đến hết tháng 7.2023.

Triển lãm đang trưng bày tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Với 83 hình ảnh, tư liệu, triển lãm giới thiệu đến công chúng sự ra đời của Quốc hội Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh, đó vừa là thành quả, vừa là yêu cầu bức thiết của cách mạng. Thắng lợi của Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại. 

Ngày 6.1.1946, lần đầu tiên trong lịch sử, hơn 20 triệu người dân Việt Nam từ 18 tuổi đã đi bầu cử Quốc hội khóa I. Lúc này cả nước có 403 đại biểu (Bắc bộ 152, Trung bộ 108, Nam bộ 73 và 70 đại biểu không qua bầu cử) với 87% là công nhân, nông dân, 10 đại biểu là phụ nữ. Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn bầu Bác Tôn là đại biểu Quốc hội khóa I.

Với vai trò là Phó trưởng Ban Thường trực Quốc hội, rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội, Bác Tôn đã đóng góp nhiều công sức trong việc chỉ đạo thực hiện kháng chiến, kiến quốc. Bác đã khen thưởng các chiến sĩ có thành tích tốt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2, dành nhiều thời gian để gặp gỡ các nhân sĩ trí thức, tôn giáo nhằm tuyên truyền chính sách đại đoàn kết toàn dân; tiếp xúc, lắng nghe và giải quyết nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân trên nền tảng lợi ích chung của dân tộc, từ đó góp phần quyết định thắng lợi của kháng chiến. 

Về đối ngoại, sau hơn 4 tháng Quốc hội ra đời, Đoàn Quốc hội do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, Bác Tôn làm Phó đoàn sang thăm Pháp. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Quốc hội Việt Nam. Trong 20 ngày lưu tại Pháp, đoàn đã tiếp xúc với các chính khách, đoàn thể, nhân dân Pháp để họ hiểu rõ cuộc đấu tranh vì độc lập của Việt Nam và mong muốn quan hệ Việt - Pháp được thân thiện trên nguyên tắc thừa nhận ý nguyện về quyền độc lập, thống nhất của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu, Tiệp Khắc, Đức, Hungari, Bungari, Mông Cổ, Trung Quốc,… Trưởng Ban thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng đã dẫn đầu đoàn đại biểu sang thăm các nước và trao đổi tiếp xúc với lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân để tăng cường tình đoàn kết, thấu hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Qua đó tăng cường đoàn kết giữa nhân dân các nước với Việt Nam. Đi đến đâu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đều nhận được sự tiếp đón chân tình và dành được nhiều tình cảm của lãnh đạo và nhân dân các nước.

Học sinh hào hứng xem triển lãm

Trong suốt nhiệm kỳ 14 năm hoạt động, Quốc hội khóa 1 đã hết lòng vì dân vì nước, luôn đặt lợi ích của Nhân dân của Tổ quốc lên trên hết. Do trong hoàn cảnh chiến tranh, không thể triệu tập đầy đủ đại biểu mà Quốc hội mỗi năm họp 2 kỳ, các vấn đề đều được ủy quyền cho Ban Thường vụ Quốc hội giải quyết. Những đại biểu Quốc hội đã làm tròn nhiệm vụ của mình xứng đáng là những đại biểu ưu tú của nhân dân của dân tộc, yêu nước, yêu dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng, gắn bó với nhân dân, Chính phủ và Đảng. Với 12 kỳ đại hội, Quốc hội khóa 1 đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa: Công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu thông qua hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 11 đạo luật, 50 Nghị quyết, phê chuẩn Hiệp định Giơnevơ.

Đánh giá về Quốc hội khóa I, tại kỳ họp thứ 12, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Quốc hội ta đã hết lòng vì dân vì nước, đã làm trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những người đại biểu của nhân dân".

Triển lãm “Bác Tôn với Quốc hội khóa 1, 1946 - 1960” sẽ diễn ra đến ngày 31.7.2023, tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. 

T.TRANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top