Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Thể thao Việt Nam tại SEA Games 32: Khó khăn và thách thức (Bài 1): Hàng loạt môn, nội dung thế mạnh bị cắt

Thứ Hai 20/02/2023 | 09:46 GMT+7

VHO- SEA Games 31, Thể thao Việt Nam đoạt 205 HCV, nhưng con số này chắc chắn khó có thể đạt được tại kỳ Đại hội năm nay trên đất Campuchia. Với chương trình thi đấu mới được ban tổ chức công bố, Thể thao Việt Nam sẽ phải đối diện với một kỳ SEA Games đầy khó khăn cho việc hoàn thành mục tiêu có mặt trong tốp 3, với tối thiểu là 100 HCV.

 Bắn súng là môn thế mạnh của Việt Nam, nhưng không có trong chương trình thi đấu tại SEA Gamess 32 Ảnh: Trần Huấn

 Dù chương trình thi đấu chính thức của Đại hội phải đến ngày 5.3 mới được gút lại, sau Hội nghị trưởng đoàn SEA Games 32 nhưng theo thông báo mới nhất của ban tổ chức, nhiều môn trong chương trình thi đấu của Olympic, Asian Games và các môn thể thao truyền thống tại các kỳ SEA Games bị cắt bỏ. Thể thao Việt Nam sẽ bị “thiệt hại” từ chương trình thi đấu dự kiến này.

Mất tối thiểu 40 HCV

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) được tổ chức tại Campuchia từ ngày 5 - 17.5, với sự góp mặt của 11 quốc gia trong khu vực gồm: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Brunei, Myanmar, Lào, Campuchia, Đông Timor và Việt Nam. Theo thông báo của Ban tổ chức, đến thời điểm này, Campuchia dự kiến tổ chức 36 môn thể thao với 583 nội dung thi đấu. Trong đó có các môn thi mới như cờ Ouk Chatrang, Criket, Floorball, Ca-nô lướt sóng (jetski), Đua vượt chướng ngại, Khúc côn cầu…

Căn cứ vào thông báo của Hội đồng Thể thao Đông Nam Á và thực lực, Việt Nam dự kiến tham dự 30 môn với 444/583 nội dung của 36 môn thể thao. Trong đó, dự kiến chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 gồm Điền kinh; Bơi, Thể dục dụng cụ; Taekwondo; Karatedo; Vật; Đấu kiếm; Judo; Boxing; Xe đạp; Bóng đá nam, nữ; Cử tạ; Bóng bàn; Pencak Silat, Wushu. Nhóm 2 gồm Kun Khmer (Muay); Vovinam; Thể dục Aerobic; Breaking (Khiêu vũ thể thao); Arnis; Kick Boxing; các môn phối hợp; Jujitsu; Cầu mây; Thể hình; Billiards; Petanque; Cờ Ouk chatrang; Cờ tướng; Nhảy cầu; Lặn; Esport; Thuyền buồm; Thuyền truyền thống, Kun Bokator (phân môn các môn võ); Cầu lông; Bóng chuyền; Bóng chuyền bãi biển; Golt; Bóng rổ; Tennis. Các môn Thể thao Việt Nam không tham dự gồm Bóng nước (thể thao dưới nước); Cricket; Floorball; Hockey; Jetski; Obstacele race; Soft Tennis.

Nhìn vào chương trình thi đấu dự kiến của kỳ Đại hội này có thể thấy, hiện nhiều môn thế mạnh của Việt Nam không có trong chương trình thi đấu của SEA Games 32 như Bắn cung, Bắn súng, Thể hình, Đua thuyền (Rowing và Canoeing), Kurash. Bên cạnh đó, nhiều môn Thể thao Olympic và Asian Games bị cắt giảm nội dung như Vật, Boxing, Wushu, Taekwondo, Thể dục dụng cụ (bỏ toàn bộ nội dung nữ); Khiêu vũ thể thao (bỏ toàn bộ 12 nội dung truyền thống, đưa 2 nội dung mới Breaking). Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thành tích chung của toàn Đoàn.

Theo các chuyên gia, Thể thao Việt Nam sẽ mất tối thiểu 40 HCV tại Đại hội lần này. Đó sẽ là bất lợi lớn, nhất là khi chúng ta không tham gia tranh tài ở nhiều nội dung thi đấu như SEA Games 31.

Nhiều VĐV không có cơ hội thi đấu

Tại SEA Games 31, Khiêu vũ thể thao giành được tổng cộng 11 huy chương (5 HCV, 1 HCB và 5 HCĐ) trên tổng số 12 nội dung thi đấu truyền thống. Với chương trình thi đấu dự kiến bỏ toàn bộ 12 nội dung này tại SEA Games 32, chúng ta mất ít nhất 5 HCV. Môn Thể dục dụng cụ, nước chủ nhà cũng dự kiến cắt toàn bộ nội dung thi đấu dành cho nữ. Theo bà Phan Thuỳ Linh, Phó chủ tịch kiêm TTK Liên đoàn Thể dục Việt Nam, ngay sau khi kết thúc SEA Games 31, Tổng cục TDTT và Liên đoàn Thể dục Việt Nam đã lên kế hoạch tập huấn cho các VĐV nhằm chuẩn bị cho kỳ Đại hội trên đất Campuchia. Tuy nhiên, đến giờ ban tổ chức lại dự kiến bỏ toàn bộ 12 nội dung thi đấu của Khiêu vũ và các nội dung thi đấu của nữ ở môn Thể dục dụng cụ khiến các VĐV rất buồn vì không có cơ hội được thi đấu.

“Liên đoàn Thể dục Việt Nam đã gửi công văn tới Ủy ban Olympic Việt Nam, kiến nghị Ủy ban Olympic Việt Nam đề nghị Ban tổ chức SEA Games 32 xem xét đưa các nội dung thi đấu của Thể dục dụng cụ nữ và 12 nội dung của Khiêu vũ thể thao vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội. Chúng tôi cũng đã gửi công văn tới Liên đoàn thể dục Đông Nam Á, châu Á; Liên đoàn Khiêu vũ thể thao châu Á và thế giới đề xuất bổ sung các nội dung này. Đây là các nội dung thế mạnh của Đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ Đại hội thể thao và là các nội dung cơ bản truyền thống được tổ chức tại các kỳ Đại hội Thể thao quốc tế và các giải vô địch thế giới, châu Á và Đông Nam Á. Vì thế việc SEA Games 32 không tổ chức các nội dung này là một điều đáng tiếc. Thế nhưng dù có khó khăn, thì Thể dục dụng cụ và Khiêu vũ thể thao Việt Nam vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ”, bà Phan Thuỳ Linh nhấn mạnh.

Với các xạ thủ môn Bắn súng, SEA Games 32 sẽ trở thành kỷ niệm buồn sau gần 1 năm tập luyện chuẩn bị nhưng cuối cùng lại không được thi đấu. Vì không có trường bắn, nước chủ nhà đã không thể tổ chức môn Olympic này. Bà Vũ Thị Anh Đào, Phụ trách môn Bắn súng Tổng cục TDTT cho biết, việc môn Bắn súng không có trong chương trình thi đấu của Đại hội là một điều rất đáng tiếc và hiếm khi xảy ra tại các kỳ Đại hội trước. Tại SEA Games 31, Bắn súng đoạt 7 HCV, 6 HCB, 4 HCĐ nên lần này, Bắn súng không có trong chương trình thi đấu là một sự hẫng hụt lớn với các nhà chuyên môn và các VĐV bắn súng, không chỉ của Việt Nam mà còn là của cả khu vực.

Tại SEA Games 31, Rowing và Canoeing đã mang về tổng cộng cho Đoàn Thể thao Việt Nam 16 HCV, 10 HCB, 4 HCĐ. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam Nguyễn Hải Đường, tại SEA Games 31, bạn cũng đã nỗ lực cử lực lượng tham dự các nội dung này. Nhưng do phong trào Canoeing và Rowing của Campuchia còn chưa mạnh nên cơ sở vật chất và thuyền bè chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức Đại hội. Việc không tổ chức môn Canoeing và Rowing tại SEA Games 32 là thiệt thòi lớn cho Đoàn Thể thao Việt Nam. 

Bài 2: Mất cơ hội tranh chấp nhiều tấm huy chương

THU SÂM

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top