Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Tỉnh táo đón nhận Chatbot AI

Thứ Hai 13/02/2023 | 10:42 GMT+7

VHO-  Các chatbot AI như chat GPT, Bing, brad… mới xuất hiện gần đây nhưng đã gây chú ý rất đặc biệt của dư luận vì nó là sự tiến bộ về công nghệ vượt trội, đã làm được những gì mà các ứng dụng AI trước đây chưa làm được như đã đối thoại được với con người, đã làm được những bài thơ, soạn nhạc, soạn văn bản, thậm chí làm được luận án tiến sĩ và bảo vệ thành công. Với những thông tin đó tưởng chừng như chatbot đã thay thế được khả năng tư duy của não bộ con người.

Thế nhưng khi trả lời một số câu hỏi khác thì đã bộc lộ những khiếm khuyết như một chatbot đã từng nói: “Sẽ tiêu diệt loài người”;

 khi hỏi về Elon Musk, người đầu tư nhiều nhất vào phát triển AI thì nó trả lời “đó là kẻ lừa đảo…”; và khi hỏi về quả trứng thì nó cho thông tin “trứng bò lớn hơn trứng gà”. Từ đó có thể nhận thấy, Chatbot là công cụ tìm kiếm, tổng hợp và sắp xếp logic các tri thức trong kho tàng thông tin khoa học siêu lớn mà loài người đã tích luỹ được, nó mở ra nhiều hướng ứng dụng, mang lại lợi ích rất lớn cho đời sống con người, nhưng nó không có cảm xúc và sự cảm nhận hay những dự cảm của con người, tức là nó không có khả năng trực giác và trí tưởng tượng sáng tạo, nó không phân biệt được thông tin đúng và sai…

Nhìn lại lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật của loài người, mỗi sự tiến bộ về công nghệ luôn đem lại những lợi ích rất to lớn cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng kèm theo những hệ quả tiêu cực và rủi ro rất khó tránh, như lĩnh vực giao thông chẳng hạn khi phương tiện càng hiện đại, di chuyển càng nhanh thì tại nạn giao thông cũng càng lớn. Trong lĩnh vực chiến tranh, khi vũ khí và phương tiện quân sự càng hiện đại thì chiến tranh càng làm nhiều người thiệt mạng, và khi có bom nguyên tử thì loài người đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng vậy, thời đại Internet đem lại lợi ích rất lớn, tăng năng suất lao động rất cao nhưng cũng xuất hiện loại hình tội phạm mới rất tinh vi vì chúng có thể lừa đảo để đánh cắp tiền bạc mà không cần trèo tường, bẻ khóa hay cướp ngân hàng. Mặc dù vậy, những lợi ích của những phát minh vẫn lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro mà con người phải đối phó.

Đến thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) với sự ra đời các chatbot cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng như “con dao hai lưỡi” nhưng sắc bén hơn và người dùng dễ bị đứt tay hơn. Những lợi ích to lớn mà chatbot sẽ đem lại cho con người rất lớn và đã được đề cập khá nhiều nên bài này chỉ dự đoán những hệ lụy tiêu cực có thể sẽ đến với Việt Nam nhằm đề phòng và khắc phục.

Trước hết là chatbot sẽ chiếm chỗ làm việc của một số đối tượng dẫn đến tình trạng sa thải hàng loạt như các hãng công nghệ lớn trên thế giới đang làm, họ không cần báo trước, chỉ cần gửi email cho thôi việc. Do đó Việt Nam cần có ngay những nghiên cứu dự báo cho từng lĩnh vực đã và sẽ sử dụng nhiều chatbot nhằm nâng cao kỹ năng làm việc với công nghệ mới, hoặc chủ động chuyển đổi công việc. Thứ hai là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chắc chắn sẽ gia tăng tình trạng gian lận bằng cách nhờ chatbot làm thay nên khó đánh giá đúng kết quả học tập như ở nước ngoài đã có trường hợp sinh viên dùng chatbot viết luận án và bảo vệ thành công, nên ngành giáo dục cần phải có những phần mềm nhận dạng chatbot. Thứ ba là trong nghiên cứu khoa học khi chưa có chatbot đã khó phát hiện những đề tài có “đạo văn” hay những bài nghiên cứu khoa học nhưng chủ yếu là trích dẫn tư tiệu có sẵn, rất thiếu ý tưởng sáng tạo, còn khi có sử dụng chatbot thì sự phát hiện càng khó hơn. Do đó các hội đồng khoa học ngày nay cũng cần phải áp dụng phương tiện nhận dạng chatbot để hạn chế sự lãng phí trong nghiên cứu khoa học.

Hệ quả thứ ba là trong lĩnh vực văn hóa, báo chí cũng sẽ khó phân biệt được những bản nhạc, bài thơ, bài báo do con người sáng tác hay do chatbot tạo ra… Đây là thách thức rất lớn cần tìm giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi không trung thực trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Hệ quả thứ tư là điều đáng lo ngại nhất, nó không tác hại tức thời mà về lâu dài khi con người bị lệ thuộc ngày càng nhiều vào chatbot AI thì hệ quả là ngày càng lười suy nghĩ dẫn đến giảm sút dần năng lực tư duy của não bộ, thậm chí thoái hóa dần một số bản năng sinh tồn. Điều này đã diễn ra rất rõ khi rất nhiều thanh thiếu niên đã dùng quá nhiều thời gian cho Internet, chúng tiếp thu kiến thức ít hơn khi lạc vào các ứng dụng giải trí dẫn đến nguy cơ dần xa rời với giáo dục gia đình để sống trong thế giới ảo.

Ngày nay, bất cứ quốc gia nào cũng cần tỉnh táo khi đón nhận thời đại chatbot AI, đồng thời phải tìm kiếm những giải pháp khắc phục để ngăn chặn nguy cơ loài người trở thành nô lệ cho công nghệ do chính mình tạo ra và lối sống đầy đủ vật chất nhưng nghèo nàn cảm xúc sáng tạo. n

 khi hỏi về Elon Musk, người đầu tư nhiều nhất vào phát triển AI thì nó trả lời “đó là kẻ lừa đảo…”; và khi hỏi về quả trứng thì nó cho thông tin “trứng bò lớn hơn trứng gà”. Từ đó có thể nhận thấy, Chatbot là công cụ tìm kiếm, tổng hợp và sắp xếp logic các tri thức trong kho tàng thông tin khoa học siêu lớn mà loài người đã tích luỹ được, nó mở ra nhiều hướng ứng dụng, mang lại lợi ích rất lớn cho đời sống con người, nhưng nó không có cảm xúc và sự cảm nhận hay những dự cảm của con người, tức là nó không có khả năng trực giác và trí tưởng tượng sáng tạo, nó không phân biệt được thông tin đúng và sai…

Nhìn lại lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật của loài người, mỗi sự tiến bộ về công nghệ luôn đem lại những lợi ích rất to lớn cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng kèm theo những hệ quả tiêu cực và rủi ro rất khó tránh, như lĩnh vực giao thông chẳng hạn khi phương tiện càng hiện đại, di chuyển càng nhanh thì tại nạn giao thông cũng càng lớn. Trong lĩnh vực chiến tranh, khi vũ khí và phương tiện quân sự càng hiện đại thì chiến tranh càng làm nhiều người thiệt mạng, và khi có bom nguyên tử thì loài người đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng vậy, thời đại Internet đem lại lợi ích rất lớn, tăng năng suất lao động rất cao nhưng cũng xuất hiện loại hình tội phạm mới rất tinh vi vì chúng có thể lừa đảo để đánh cắp tiền bạc mà không cần trèo tường, bẻ khóa hay cướp ngân hàng. Mặc dù vậy, những lợi ích của những phát minh vẫn lớn hơn rất nhiều so với những rủi ro mà con người phải đối phó.

Đến thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) với sự ra đời các chatbot cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó cũng như “con dao hai lưỡi” nhưng sắc bén hơn và người dùng dễ bị đứt tay hơn. Những lợi ích to lớn mà chatbot sẽ đem lại cho con người rất lớn và đã được đề cập khá nhiều nên bài này chỉ dự đoán những hệ lụy tiêu cực có thể sẽ đến với Việt Nam nhằm đề phòng và khắc phục.

Trước hết là chatbot sẽ chiếm chỗ làm việc của một số đối tượng dẫn đến tình trạng sa thải hàng loạt như các hãng công nghệ lớn trên thế giới đang làm, họ không cần báo trước, chỉ cần gửi email cho thôi việc. Do đó Việt Nam cần có ngay những nghiên cứu dự báo cho từng lĩnh vực đã và sẽ sử dụng nhiều chatbot nhằm nâng cao kỹ năng làm việc với công nghệ mới, hoặc chủ động chuyển đổi công việc. Thứ hai là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chắc chắn sẽ gia tăng tình trạng gian lận bằng cách nhờ chatbot làm thay nên khó đánh giá đúng kết quả học tập như ở nước ngoài đã có trường hợp sinh viên dùng chatbot viết luận án và bảo vệ thành công, nên ngành giáo dục cần phải có những phần mềm nhận dạng chatbot. Thứ ba là trong nghiên cứu khoa học khi chưa có chatbot đã khó phát hiện những đề tài có “đạo văn” hay những bài nghiên cứu khoa học nhưng chủ yếu là trích dẫn tư tiệu có sẵn, rất thiếu ý tưởng sáng tạo, còn khi có sử dụng chatbot thì sự phát hiện càng khó hơn. Do đó các hội đồng khoa học ngày nay cũng cần phải áp dụng phương tiện nhận dạng chatbot để hạn chế sự lãng phí trong nghiên cứu khoa học.

Hệ quả thứ ba là trong lĩnh vực văn hóa, báo chí cũng sẽ khó phân biệt được những bản nhạc, bài thơ, bài báo do con người sáng tác hay do chatbot tạo ra… Đây là thách thức rất lớn cần tìm giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi không trung thực trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Hệ quả thứ tư là điều đáng lo ngại nhất, nó không tác hại tức thời mà về lâu dài khi con người bị lệ thuộc ngày càng nhiều vào chatbot AI thì hệ quả là ngày càng lười suy nghĩ dẫn đến giảm sút dần năng lực tư duy của não bộ, thậm chí thoái hóa dần một số bản năng sinh tồn. Điều này đã diễn ra rất rõ khi rất nhiều thanh thiếu niên đã dùng quá nhiều thời gian cho Internet, chúng tiếp thu kiến thức ít hơn khi lạc vào các ứng dụng giải trí dẫn đến nguy cơ dần xa rời với giáo dục gia đình để sống trong thế giới ảo.

Ngày nay, bất cứ quốc gia nào cũng cần tỉnh táo khi đón nhận thời đại chatbot AI, đồng thời phải tìm kiếm những giải pháp khắc phục để ngăn chặn nguy cơ loài người trở thành nô lệ cho công nghệ do chính mình tạo ra và lối sống đầy đủ vật chất nhưng nghèo nàn cảm xúc sáng tạo. 

TS NGUYỄN HỮU NGUYÊN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top