Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Muốn trở thành Đại học thì phải đạt được tầm vóc xứng đáng

Thứ Sáu 09/12/2022 | 10:35 GMT+7

VHO- Mới đây, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức trở thành Đại học Bách Khoa Hà Nội theo Quyết định 1512/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký. Đây là Đại học thứ 6 được thành lập trong phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, với tuyên bố “Một Bách khoa Hà Nội” của chính Đại học Bách khoa Hà Nội, đã khiến dư luận xôn xao về việc “đổi tên có ý nghĩa gì”?

 Đại học Bách khoa Hà Nội

Trước Đại học Bách khoa Hà Nội, Việt Nam có 5 Đại học, bao gồm hai Đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM, ba Đại học vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Theo Luật giáo dục Đại học 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của luật này. Còn Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Các chuyên gia về giáo dục lên tiếng, việc “trường đại học” trở thành “đại học” không phải là sự “thay áo” mà đó chính là việc xây dựng những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, đạt trình độ quốc tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, xu hướng phát triển giáo dục đại học của khu vực và thế giới.

Phát biểu với báo chí về việc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, không phải chỉ thay đổi cái tên, cũng không phải để có một vị thế trong hệ thống, mà do Đại học Bách khoa Hà Nội có quy mô rất lớn, từng trường trực thuộc đã có quy mô từ 5.000 - 8.000 sinh viên, không kém gì một số trường độc lập khác. Đại học Bách khoa Hà Nội có đội ngũ 1.785 cán bộ, trong đó 1.065 cán bộ giảng dạy cơ hữu, 805 cán bộ có trình độ tiến sĩ (76,3%), 279 GS/PGS (26,19%). Do đó, việc trao cho các trường trách nhiệm, quyền hạn lớn hơn là rất cần thiết. Ông Sơn cũng cho rằng, mô hình của Đại học Bách khoa Hà Nội phù hợp với mô hình của các đại học lớn trên thế giới, trong đó các trường và các viện trực thuộc được phân quyền cao.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên chạy theo xu hướng lên Đại học, khi trường đại học chưa có đủ thực lực. Muốn trở thành Đại học thì phải đào tạo có chất lượng, đạt được tầm vóc thực thụ, chứ không phải vì muốn thành Đại học mà mở thêm nhiều ngành. Tránh tình trạng như trước đây, một số trường cao đẳng phấn đấu lên trường đại học, học viện nhưng không tuyển sinh đủ chỉ tiêu, trong khi thí sinh lại đang có xu hướng học nghề. 

 HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top