Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bữa sáng ruy băng trắng ​​​​​​​ 2022: Gắn kết nam giới chống lại bạo lực gia đình

Thứ Sáu 02/12/2022 | 10:35 GMT+7

VHO- “Theo điều tra quốc gia về tình hình bạo lực gia đình năm 2019, tại Việt Nam, có tới 62% phụ nữ phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời; 31,6% bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng). Một nửa trong số đó chưa bao giờ kể với ai và hầu hết trong số họ (90,4%) bị bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền”. Việc tuyên truyền Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VHTTDL ban hành là một biện pháp để hạn chế vấn nạn về bạo lực gia đình hiện nay. 

Bảo vệ trẻ em và phụ nữ là trách nhiệm của cả cộng đồng

Đó là những con số “biết nói” mà bà Dương Thị Ngọc Linh, Ủy viên Đoàn chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã nhấn mạnh tại sự kiện “Bữa sáng ruy băng trắng 2022 - Đảm bảo tôn trọng và an toàn trong hỗ trợ phụ nữ, trẻ em di cư mất an toàn và mua bán trở về”.

Hướng tới một cộng đồng không có bạo lực phụ nữ và trẻ em gái

Hơn 80 đại biểu là lãnh đạo nam giới đến từ các Bộ, ban, ngành, các tổ chức cung cấp dịch vụ đã cùng thảo luận, chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tôn trọng và an toàn trong suốt quá trình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em di cư và bị mua bán trở về. Sự kiện do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, phối hợp với Cục phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức, với sự hỗ trợ từ Chính phủ Úc.

Sự kiện Bữa sáng Ruy băng trắng năm nay với thông điệp “Tôn trọng và an toàn”, đã kêu gọi tất cả nam lãnh đạo trở thành những người tiên phòng tạo nên sự thay đổi, thúc đẩy mẫu hình nam giới tích cực chung tay phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Sự vào cuộc của nam giới sẽ góp phần thay thế những chuẩn mực xưa cũ; tạo nên các quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau tạo những cơ hội phát triển bình đẳng cho cả nam giới, phụ nữ và các nhóm đa dạng giới khác.

Phát biểu khai mạc Sự kiện, bà Dương Thị Ngọc Linh cho biết: “Với vai trò là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam tổ chức mô hình Bữa sáng ruy băng trắng, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự đoàn kết và chung tay hành động vì quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em gái. Đồng thời, Ngôi nhà bình yên sẽ cùng các đối tác kiến tạo và hướng tới một cộng đồng nói không với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Trong thực tế 15 năm hoạt động, Ngôi nhà bình yên đã tham vấn cho hàng chục ngàn lượt người; sàng lọc vào nhà 1.604 trường hợp, trong đó có 1.173 người là nạn nhân của bạo lực gia đình và xâm hại tình dục đến từ 56/63 tỉnh thành. Theo thống kê của cơ quan này, 71% người tạm trú đều bị ít nhất 3 hình thức bạo lực trở lên. Rất nhiều nạn nhân nữ gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng, một số đã tự tử vài lần nhưng được cứu, nhiều nạn nhân bị thương tổn di chứng đến hết đời như bị cụt tay, chân, tổn thương đầu, cột sống... Bạo lực xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ 0 (khi mẹ đang mang thai) đến 70 tuổi, ở các trình độ học vấn khác nhau, nhiều trường hợp bị bạo lực hết cả cuộc đời từ khi lấy chồng.

Trung tâm Phụ nữ và phát triển thông tin với vai trò là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam tổ chức mô hình Bữa sáng ruy băng trắng mong muốn thúc đẩy sự đoàn kết, chung tay hành động vì quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời, Ngôi nhà bình yên sẽ cùng các đối tác kiến tạo và hướng tới một cộng đồng nói không với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Bảo vệ trẻ em và phụ nữ là trách nhiệm của cả cộng đồng

Tại sự kiện, bà Vũ Phương Ly, chuyên gia chương trình của UN Women nhấn mạnh, đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cho người bị bạo lực và mua bán trở về cần sự vào cuộc của cả cộng đồng, đặc biệt vai trò của các nhà tạm lánh và sự tham gia tích cực của nam giới.

Là những chiến sĩ tuyến đầu đảm nhận trọng trách giữ gìn biên cương của Tổ quốc, Bộ đội biên phòng cũng chính là tuyến đầu tiếp nhận và giải cứu phụ nữ di cư mất an toàn và nạn nhân bị mua bán trở về. Đồng thời, các anh cũng là những nam giới tiên phong kết nối họ tiếp cận với các dịch vụ và nguồn lực hỗ trợ tại cộng đồng, đảm bảo bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em gái. Tại sự kiện, Đại tá Phan Thăng Long, Phó cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã kêu gọi tất cả nam giới, trẻ em trai tích cực tham gia và vận động các nam giới khác trong cộng đồng chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái.

Cũng tại sự kiện, UN Women đã trao tặng 800 bộ đồ dùng thiết yếu phòng ngừa Covid-19 cho Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, với sự tài trợ của Đại sứ quán Nhật Bản. Số đồ dùng thiết yếu trên sẽ được phân bổ cho hệ thống Ngôi nhà bình yên tại Hà Nội, Cần Thơ và Quảng Bình sẽ mở cửa trong thời gian tới.

Chiến dịch Ruy băng trắng là một phong trào nhằm gắn kết nam giới đứng lên chống lại bạo lực gia đình. Chiến dịch cũng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái và khuyến khích nam giới cam kết không gây bạo lực, không im lặng đối với vấn nạn này. Cho đến nay, phong trào đã trở thành một diễn đàn thường niên với sự tham gia của hơn 60 quốc gia trên thế giới. 

 Giáo dục con người gìn giữ mối quan hệ gia đình

Trật tự gia đình là nền tảng của trật tự xã hội. Nước không thể có kỷ cương, nếu gia đình không có trật tự, gia phong. Bởi vậy Nhà nước luôn tạo điều kiện để cho gia đình ổn định và phát triển trong đó tổ chức gia đình, giáo dục, văn hóa và các mối quan hệ gia đình luôn được đề cao. Gia đình truyền thống Việt Nam kết hợp từ chuẩn mực Nho giáo với quan niệm sống của dân tộc để xây dựng gia quy, gia pháp, gia giáo, gia lễ, gia phong theo kiểu Việt Nam không khắc nghiệt, khắt khe như gia đình cổ Trung Quốc nhưng cũng tạo ra trật tự bền vững và phát triển nhân cách con người, hình thành một hệ thống những chuẩn mực và giá trị về gia đình chặt chẽ, chi phối mọi hoạt động của con người. Các mối quan hệ cơ bản là: Cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo, anh em như thể chân tay, vợ chồng chung thủy. Chính vì vậy để giảm tải bạo lực gia đình, Bộ VHTTDL đã ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được ban hành kèm theo Quyết định 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28.01.2022 có đề cập tới ứng xử giữa các  thành viên trong gia đình, trong đó có các tiêu chí như :  Tiêu chí ứng xử chung: Tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ, Tiêu chí ứng xử của vợ, chồng: Chung thủy, nghĩa tình, Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu, yêu thương, Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo, lễ phép,  Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận, chia sẻ. Cần có sự tuyên truyền rộng rãi và lan tỏa Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình hiện nay (Chuyên gia về lĩnh vực gia đình Lê Thị Phương Thúy)

ĐÀO ANH

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top