Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Truyền thống ở thời khó khăn

Thứ Sáu 02/12/2022 | 10:32 GMT+7

VHO- Châu Âu trong những ngày này không chỉ có những chuyện như cuộc chiến ở Ukraine giữa Nga và Ukraine, chuyện đối địch quyết liệt không khoan nhượng giữa EU và NATO với Nga, chuyện khủng hoảng năng lượng, chuyện tỷ lệ lạm phát tăng cao hay chuyện nhịp độ tăng trưởng kinh tế suy giảm mà còn tâm trạng háo hức đón chờ mùa Giáng sinh và năm mới.

 Chợ Giáng sinh ở Strasbourg (Pháp) lung linh, rực rỡ ánh đèn

 Ở rất nhiều quốc gia châu Âu, chợ Giáng sinh đã trở thành một phần không thể thiếu của mùa Giáng sinh hằng năm về truyền thống tín ngưỡng và văn hóa. Sự ra đời và phát triển của chợ Giáng sinh phản ánh lịch sử chuyển biến ở châu Âu về mọi phương diện chứ không chỉ có đơn thuần về tín ngưỡng và văn hóa. Một trong những nét đặc thù nhất của chợ Giáng sinh ở châu Âu là sắp đặt ánh sáng.

Ánh sáng cần năng lượng, mà châu Âu hiện lại trong tình cảnh khủng hoảng năng lượng. Nhiều quốc gia châu Âu chủ trương thực thi tiết kiệm năng lượng, ngừng chiếu sáng suốt đêm ở các nơi công cộng để vừa ứng phó khủng hoảng năng lượng, vừa biểu lộ sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc chiến hiện tại ở Ukraine. Chợ Giáng sinh và cả những truyền thống khác nữa liên quan đến Giáng sinh và hiện diện ở dịp Giáng sinh bị vạ lây.

Không có ánh sáng hoặc không đủ ánh sáng thì chợ Giáng sinh không thể toát lên được hết sức sống và sức quyến rũ, cuốn hút của nó, không thể biểu lộ và phát huy được hết tác dụng tâm linh của truyền thống này. Nhưng nếu tổ chức chợ Giáng sinh như đúng ra phải tổ chức theo truyền thống lâu nay thì chi phí sẽ cao thêm gấp mấy lần và sẽ trái ngược với chủ ý ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến ở Ukraine với Nga. Cho nên ở nhiều nước châu Âu hiện tại dấy lên cuộc tranh luận sôi động về có nên tiếp tục truyền thống này ở thời khó khăn hay không, hay nên thực hiện truyền thống ấy ở thời khó khăn như thế nào.

Cái khó xử trong chuyện này không phải đơn thuần chỉ là tiền chi cho việc tổ chức nói chung và chiếu sáng nói riêng, mà còn ở chỗ truyền thống văn hóa và tôn giáo trong thế giới hiện đại ngày nay không thể tránh khỏi bị tác động rất mạnh mẽ bởi chính trị, đạo lý và pháp lý đặc thù cho thế giới hiện đại.

Ở hai mùa Giáng sinh trước, dịch bệnh Covid-19 cản trở việc tổ chức chợ Giáng sinh tại nhiều quốc gia châu Âu. Người dân ở châu Âu dẫu có nuối tiếc đến mấy cũng không thấy khó xử hay ấm ức. Nhưng mùa Giáng sinh năm nay lại rất khác khi dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát và kiềm chế, khi nhịp sống thường nhật của con người về cơ bản đã trở lại bình thường. Mong muốn của người dân là được trải nghiệm mùa Giáng sinh bình thường như trước đây rất cháy bỏng và chính đáng. Nhưng xem ra, họ được cái này thì không thể được cái khác chứ không thể được tất cả.

Chuyện chợ Giáng sinh năm nay ở châu Âu là chuyện cụ thể, nhưng phản ánh thực trạng chung của truyền thống văn hóa, tôn giáo và tâm linh ở thời khó khăn trên khắp thế giới. Những truyền thống này dễ dàng bị vạ lây bởi tác động và hệ luỵ tiêu cực từ những biến động chính trị, an ninh và xã hội trên thế giới. Tiếp cận theo cách khác thì thời buổi khó khăn thách thức thật sự, thậm chí còn cả đe dọa, truyền thống văn hóa, tôn giáo và tâm linh. Nó buộc những truyền thống này phải tìm ra cách thức biểu hiện thích hợp với thời mới mà vẫn bảo tồn được bản chất và hồn cốt. Nó cũng còn buộc con người phải chấp nhận tự điều chỉnh nhận thức cho phù hợp để duy trì truyền thống. 

 HÀ THẮNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top