Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Viết tiếp vụ Nhiều tấm bia, hình tượng người cổ của di tích quốc gia chùa Quan Thánh (Thanh Hóa) bị sơn lòe loẹt: Sở VHTTDL đề nghị xử lý, kỷ luật nghiêm tổ chức, cá nhân

Thứ Sáu 11/11/2022 | 11:19 GMT+7

VHO- Liên quan đến vụ việc nhiều tấm bia, hình tượng người cổ của di tích quốc gia chùa Quan Thánh bị sơn lòe loẹt, Sở VHTTDL Thanh Hóa vừa có văn bản khẳng định, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng đồng thời đề nghị Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa chỉ đạo UBND thành phố tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và xử lý, kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân, tập thể.

 Bức khắc dạng đại tự bằng chữ Hán trên vách núi cũng bị tô sơn công nghiệp đỏ chót

Theo Sở VHTTDL, chùa Quan Thánh là loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, bởi hệ thống tượng pháp, bia, đại tự… rất phong phú, dày đặc có từ thế kỷ XVI - XVII, được tiền nhân tạc khắc trực tiếp vào kiến trúc của di tích (các vách, vòm trần hang chùa), là những yếu tố gốc cực kỳ độc đáo cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật mà không nơi nào có được.

Theo hồ sơ quản lý đất đai do UBND phường An Hưng cung cấp, chùa Quan Thánh hiện có diện tích là 585m2. Theo hồ sơ khoa học di tích lập năm 1992, chùa Quan Thánh (chùa Tiên Sơn) có diện tích: Khu vực I là 4.800m2 (chiều dài 80m x rộng 60m; ranh giới: Phía Đông và Bắc giáp đường đi, phía Tây giáp núi). Khu vực II: Từ khu vực I kéo về phía Tây 40m, phía Nam 50m, phía Bắc 50m. Ngày 8.11, sau khi nhận được phản ánh từ phía người dân, giới nghiên cứu lịch sử và báo chí, Sở VHTTDL Thanh Hóa đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra thực tế tại di tích và phát hiện toàn bộ hệ thống bia ma nhai (12 tấm bia); ba bức dạng đại tự chữ Hán (bị phủ sơn công nghiệp màu vàng nhũ đồng, mạc, tô lại chữ bằng sơn màu đỏ) và hệ thống các pho tượng khắc trên vách đá phía ngoài và trong vòm hang, gồm ba tượng quan (phía ngoài hang), 5 tượng quan phía trong; 2 tượng linh vật (voi, ngựa)… có từ thế kỷ XVI - XVII của di tích cũng đã bị tô vẽ, phun, phủ sơn công nghiệp. Riêng tấm bia ma nhai niên đại Cảnh Hưng 47 (kích thước khoảng 70cm x 80cm) bị khoan, chôn, đóng thanh sắt vuông vào giữa hai hàng chữ Hán, làm nứt, tách vỡ một phần mặt bia, mất một chữ Hán.

 Nhiều tm bia, hình tượng ngưi cổ của di tích quốc gia chùa Quan Thánh bị sơn lòe loẹt

“Việc tự ý tô vẽ, sơn lên hệ thống hiện vật có niên đại thế kỷ XVI-XVII, khoan chôn sắt vào hiện vật bia thuộc di tích và sử dụng đất di tích, tự ý điều chỉnh, thiếu hụt diện tích đất đã được khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Quan Thánh khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật, đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 13 văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH ngày 23.7.2013 của Văn phòng Quốc hội”, văn bản của Sở VHTTDL khẳng định. Trước những sai phạm nghiêm trọng tại di tích quốc gia chùa Quan Thánh, Sở VHTTDL Thanh Hóa đề nghị Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân chỉ đạo UBND TP Thanh Hóa tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và xử lý, kỷ luật nghiêm đối với các cá nhân, tập thể có liên quan đến việc làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật tại di tích, điều chỉnh, thay đổi diện tích đất di tích chùa Quan Thánh, phường An Hưng. Đồng thời, đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục các sai phạm tại chùa Quan Thánh.

Sở VHTTDL Thanh Hóa cũng đề nghị Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa Trịnh Huy Triều chỉ đạo phòng, ban, đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với tổ chức, cá nhân đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật tại di tích chùa Quan Thánh, phường An Hưng; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện. Làm rõ việc sử dụng đất di tích (nếu có), diện tích đất di tích đã được khoanh vùng bảo vệ theo Hồ sơ khoa học di tích lập năm 1992 và được Bộ trưởng Văn hóa, Thông tin và Thể thao công nhận tại Quyết định số 983/QĐ ngày 4.8.1992, so với thực tế hiện nay. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương có liên quan khẩn trương phối hợp với các cơ quan chuyên môn của các Sở, ban, ngành để xây dựng phương án khắc phục hậu quả, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tăng cường công tác quản lý di tích trên địa bàn toàn thành phố, nhất là các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, không để xảy ra tình trạng tự ý tu bổ, tôn tạo di tích cũng như nhận cung tiến, công đức, đưa hiện vật vào di tích. Trước đó, Văn Hóa có bài “Nhiều tấm bia, hình tượng người cổ của di tích quốc gia chùa Quan Thánh (Thanh Hóa) bị sơn lòe loẹt: “Đây là sự việc nghiêm trọng và hết sức đáng tiếc!” (số 3799, ra ngày 9.11) phản ánh việc hàng loạt những yếu tố gốc của di tích quốc gia chùa Quan Thánh đã và đang biến dạng nghiêm trọng sau khi bị sơn thiếp và khoan đục một cách không thương tiếc.

Đáng nói hơn nữa, những sai phạm này chưa được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng phát hiện, xem xét, xử lý “thủ phạm”, khiến dư luận nhân dân và giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa “dậy sóng”. Cũng liên quan đến vấn đề này, mấy ngày nay dư luận không ngừng đặt câu hỏi, để tiến hành sơn phủ lên các văn bia, tượng trong di tích với số lượng và trên địa hình phức tạp như vậy; cách thức tiến hành sơn phủ “có nghề” như thế ắt hẳn phải có sự “chung tay” của nhiều bên liên quan, thậm chí được bật “đèn xanh” của người có trách nhiệm mà Ban quản lý di tích không hề hay biết là điều thật sự khó hiểu?

Cũng liên quan đến vấn đề này, mấy ngày nay dư luận không ngừng đặt câu hỏi, để tiến hành sơn phủ lên các văn bia, tượng trong di tích với số lượng và trên địa hình phức tạp như vậy; cách thức tiến hành sơn phủ “có nghề” như thế ắt hẳn phải có sự “chung tay” của nhiều bên liên quan, thậm chí được bật “đèn xanh” của người có trách nhiệm, mà Ban quản lý di tích nói không hề hay biết là điều thật sự khó hiểu?

 

 “Việc tự ý tô vẽ, sơn lên hệ thống hiện vật có niên đại thế kỷ XVI-XVII, khoan chôn sắt vào hiện vật bia thuộc di tích và sử dụng đất di tích, tự ý điều chỉnh, thiếu hụt diện tích đất đã được khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Quan Thánh khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật, đã vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa…”.

NGUYỄN LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top