Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

28 Tháng Ba 2024

Giới thiệu di sản tư liệu mộc bản Phật giáo xứ Huế đến cộng đồng

Thứ Bảy 10/09/2022 | 09:00 GMT+7

VHO- Chiều ngày 9.9, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã công bố quyết định thành lập và ra mắt Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo. Đây là không gian bảo quản, lưu trữ và trưng bày, giới thiệu di sản tư liệu mộc bản Phật giáo xứ Huế cùng các tư liệu liên quan đến văn hóa Phật giáo và văn hóa Huế.

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày mộc bản Phật giáo xứ Huế

Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có trụ sở tại chùa Hồng Đức, số 109 Minh Mạng, phường Thủy Xuân, TP.Huế. Đây được xem là trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo quy mô, bài bản, được triển khai theo tiêu chuẩn như một thư viện cấp quốc gia. Trung tâm bao gồm các phòng lưu trữ mộc bản, phòng lưu trữ thư viện và tủ sách gia đình, phòng lưu trữ văn liệu, tranh, tượng, pháp khí, cho đến tư liệu âm thanh, hình ảnh, cùng hệ thống tư liệu số hóa… nhằm phục vụ việc tra cứu, nghiên cứu cho các tăng ni, Phật tử, giới nghiên cứu, học thuật trong nước và quốc tế. Trung tâm cũng có không gian trưng bày và giới thiệu đến công chúng những bản khắc cổ xưa, có giá trị lịch sử và nghệ thuật độc đáo.

Hiện nay, Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Huế đang bảo quản và lưu trữ 828 mộc bản (với 1.319 mặt khắc) từ chùa Từ Đàm chuyển đến, cùng với các bộ sưu tập mộc bản từ các tổ đình, chùa cổ nổi tiếng xứ Huế. Kho mộc bản này gồm các bộ kinh, luật, luận, khoa nghi, trước tác, phái điệp quy y, tranh đồ họa cổ…. Đây là nguồn di sản tư liệu quý hiếm và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhân văn, ngôn ngữ, thư tịch cổ và lịch sử Phật giáo xứ Đàng Trong. Trong đó, hiện còn bản khắc Kim Cang kinh vào năm Chính Hòa 19 (năm 1698) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Các chuyên gia cho rằng, đây là mộc bản cổ nhất của Phật giáo xứ Đàng Trong còn tồn tại cho đến thời điểm này.

Bản khắc kinh sách của Phật giáo xứ Huế được trưng bày ở Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo tại Huế

Ngoài ra, một số gia đình đã trên bàn tỉnh cũng đã hiến tặng tủ sách gia đình và các hiện vật, tư liệu liên quan đến lịch sử và văn hóa Phật giáo tại Huế. Thời gian tới, trung tâm sẽ tiếp tục quy tập, lưu trữ và nghiên cứu nhằm phát huy giá trị di sản, tư liệu văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của toàn xã hội.

Thừa Thiên Huế vốn được mệnh danh là xứ sở của Phật giáo, với cả nghìn ngôi chùa, trong đó có nhiều cổ tự nổi tiếng từ thời các chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Qua khảo sát của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, đã có 2.933 bản khắc đang được lưu giữ tại 13 ngôi chùa và các từ đường họ tộc, như ở chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc, Bảo Lâm, Từ Hiếu, Giác Lâm, Hải Đức, từ đường Đào Lý Phương Viên của họ Đặng…

S.THÙY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top