Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tầm vóc Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: Tâm, tài một thuở còn vang vọng

Thứ Tư 03/08/2022 | 09:40 GMT+7

VHO- Hôm qua ngày 2.8, Bộ Y tế đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng, nhằm khẳng định lại năm sinh của vị “Thánh y” dựa trên cơ sở khoa học và bằng chứng lịch sử; ghi nhận đóng góp to lớn của ông với nền y học nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung; nêu bật tầm ảnh hưởng tư tưởng của Đại danh y đối với Việt Nam, khu vực và trên thế giới.

 Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

 Hội thảo là cơ sở xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2024.

Một nhân cách lớn

Các nghiên cứu về Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã cho thấy, ông là một tấm gương mẫu mực về thuật xử thế: “Khi gặp người cùng nghề cần khiêm tốn, hòa nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ khinh thường; đối với người cao tuổi thì nên cung kính; đối với người có học thì nên tôn thờ như bậc thầy; đối với người cao ngạo thì nên nhún nhường; đối với người non nớt thì nên dìu dắt; giữ lòng như vậy là điều phúc lớn”. Ngoài việc đề cao y đức, Hải Thượng Lãn Ông còn là người đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam đặt nền móng xây dựng y thuật.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông là hiện thân của một nhân cách lớn về tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh, phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang, “nghề thuốc là thanh cao nên phải giữ phẩm chất cho trong sạch”. Ông là người tự trọng, luôn khiêm tốn học hỏi, không tự cao tự đại, tôn trọng giúp đỡ đồng nghiệp. Về y thuật, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, muốn làm thầy thuốc giỏi phải học tập không ngừng. Ông tiếp thu kinh nghiệm của người xưa một cách có chọn lọc, linh hoạt, sáng tạo, không rập khuôn máy móc. Trong suốt cuộc đời làm thuốc cứu người, ông đúc kết tinh hoa của y học nhân loại, y dược cổ truyền Việt Nam và để lại cho đời sau bộ sách quý giá Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh và nhiều tác phẩm khác liên quan đến y học, văn học… Di sản của vị “Thánh y” để lại vẫn còn nguyên giá trị và được các thế hệ thầy thuốc Việt Nam kế thừa, sử dụng vào công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân. “Cuộc đời của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu bệnh nhân vô bờ bến. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ cống hiến lớn lao đối với nền y học, mà còn có đóng góp quan trọng cho cả nền văn học, văn hóa của dân tộc Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Di sản đồ sộ về y đạo, y thuật để lại cho hậu thế

Theo nghiên cứu của ThS Nguyễn Văn Biểu (Viện Sử học - Viện hàn lâm KHXH Việt Nam) và PGS.TS Nguyễn Duy Bính (Nguyên chủ nhiệm Bộ môn LSVN, Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ra trong một gia đình khoa mục quyền quý thời Lê Trung Hưng. Hiếm có gia tộc nào lại có nhiều người thi đỗ đại khoa và làm quan to như dòng họ “Lê Hữu” ở làng Văn Xá, xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay là huyện Yên Mỹ, Hưng Yên), với 7 người ông, cha, con, cháu đều đỗ Tiến sĩ và làm quan đại thần (chưa kể đến những người đỗ Giải nguyên, Cử nhân…). Tuy xuất thân trong một gia đình trâm anh thế phiệt, đãtừng thi đỗ và làm quan cho chính quyền Chúa Trịnh, nhưng ông đã rũ áo từ quan về quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) để chuyên tâm “trị bệnh cứu người là một đạo lý cao quý, lợi nước yên dân”. Ông quyết tâm “lấy cái chí muốn đi tới tận cội nguồn của học vấn chứ đâu chịu rơi vào cảnh lạc đường giữa biển cả không bờ bến”, vừa nghiên cứu, tiếp thu di sản đồ sộ của y học dân tộc và y học Trung Hoa, vừa học tập kinh nghiệm của các thầy thuốc trong vùng, kiến thức y dược dân gian, vừa đúc kết kinh nghiệm của bản thân để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện hoài bão “chữa bệnh cứu người”.

Nghiên cứu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ông Phạm Quang Ái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa Hà Tĩnh khẳng định, Đại danh y là một trong “tứ trụ danh nhân văn hóa” (Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp và Nguyễn Công Trứ), không chỉ của xứ Nghệ mà còn là của cả nước trong giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX. Cuộc đời, sự nghiệp y học và sự nghiệp trước tác của ông đãđể lại cho hậu thế một di sản đồ sộ mang tầm quốc tế. Các tài liệu phần lớn đều ghi năm sinh của ông là 1720, nhưng qua đối chiếu các tài liệu khoa học, đến nay có thể khẳng định Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (27.12.1724) và mất ngày 15 tháng giêng năm Tân Hợi (17.2.1791), thọ 67 tuổi. Việc xác định đúng năm sinh không chỉ đính chính một sự kiện trong tiểu sử của ông, mà quan trọng hơn là góp phần vào việc nghiên cứu thân thế, tư tưởng và sự nghiệp của vị Đại danh y của dân tộc. Hơn thế, đây cũng là căn cứ quan trọng để chúng ta đề xuất với các cơ quan chức năng trong nước và các tổ chức quốc tế để lập hồ sơ trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông vào năm 2024.

Tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao), Phó Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam phát biểu: “Việc xây dựng hồ sơ để UNESCO cùng kỷ niệm ngày sinh của Đại danh y của dân tộc mang ý nghĩa thiết thực và có tầm ảnh hưởng đối với nền y học cổ truyền nói riêng và nền y học nước nhà nói chung, đồng thời là nguồn động viên sâu sắc đối với toàn thể các cán bộ ngành y tế đã và đang không ngừng mang sức lực, trí tuệ phục vụ cho công cuộc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, công cuộc xây dựng đất nước. Thành công của hồ sơ sẽ là niềm vinh dự, tự hào và niềm vui chung của các địa phương cũng như của nhân dân Việt Nam, đồng thời, góp phần khẳng định vị trí và tầm vóc của con người Việt Nam trên trường quốc tế”. 

 Hiện trong giáo trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo y dược học cổ truyền đều có nội dung giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và chương trình đào tạo các môn học đều tham khảo tài liệu của cụ, đặc biệt là tác phẩm “Hải Thượng Ln Ông Y tông tâm lĩnh”. Ngoài ra, các nội dung này cũng đđược đưa vào chương trình đào tạo cho sinh viên nước ngoài.

Về công tác điều trị, rất nhiều y bác sĩ, lương y vận dụng các kiến thức và bài thuốc của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông vào việc thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt, các kiến thức của cụ còn được áp dụng trong văn hóa ẩm thực để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Không những vậy, những bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông đãđược giới khoa học hiện đại chứng minh tính hiệu quả và được các công ty dược áp dụng sản xuất để sử dụng rộng ri trong nhân dân. Nhiều chế phẩm thuốc được cấp số lưu hành có nguồn gốc từ bài thuốc của Đại danh y rất có hiệu quả và tầm ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng…

(PGS.TS NGUYỄN THẾ THỊNH, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế)

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top