Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Kết hợp đầu tư công - tư trong xây dựng các nhà máy xử lý chất thải

Thứ Ba 05/07/2022 | 17:13 GMT+7

VHO- Hiện nay, song song với việc thu hút, khuyến khích các hoạt động đầu tư, kinh doanh, nhằm đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa là những áp lực ngày một nặng nề hơn đối với nhiệm thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị.

Theo số liệu của Bộ TN-MT, năm 2021, tổng khối lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh tại 45/63 tỉnh, thành phố là khoảng 51.586 tấn/ngày (trong đó khu vực đô thị phát sinh khoảng 31.381 tấn/ngày và khu vực nông thôn khoảng 21.667 tấn/ngày), trong đó Hà Nội và TP. HCM có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) lớn nhất (tương ứng là 6.149 tấn/ngày và 8.900 tấn/ngày). Ước tính lượng CTRSH phát sinh tăng 10-16% mỗi năm, tại các đô thị, tỉ lệ thu gom CTRSH ở mức cao, khoảng 96,28%, ví dụ Hà Nội (98,79%), TP.HCM (gần 100%). Tuy nhiên, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp (khoảng 71% CTRSH thu gom được).

Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phát biểu tại buổi Toạ đàm

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, giai đoạn 2012-2020 cả nước có hơn 230 dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR, trong đó có 143 dự án có tổng vốn nhu cầu đầu tư khoảng 21.600 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống xử lý CTRSH chủ yếu sử dụng ngân sách nhà nước (trong đó vốn vay ODA là chính), trong khi nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư còn rất khiêm tốn. Theo nghiên cứu của World Bank, đối với chi phí xử lý rác thải rắn ở VN, hiện 75% là do chính phủ đang tài trợ chi phí vận hành.

Trước thực trạng này, tại hội thảo Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn tại Việt Nam (diễn ra ngày 5.7 tại Hà Nội), Ths.Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho rằng, Hiện nay, sự tham gia của các thành phần kinh tế trong hoạt động XLNT chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn vốn ODA và ngân sách nhà nước tuy nhiên nguồn vốn này ngày càng hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân chưa mặn mà với các dự án trong lĩnh vực này, chỉ có ít dự án đầu tư được triển khai theo hình thức BT, BOT như Dự án nhà máy xử lý nước thải lưu vực kênh Tham Lương - Bến Cát (TP. Hồ Chí Minh), Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy XLNT Yên Sở (Hà Nội)…  Chỉ có có 18 dự án cấp, thoát nước, môi trường với tổng mức đầu tư 21.716 tỷ đồng được triển khai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cũng theo ông Hiền, khó khăn trong việc thu hút đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải ở Việt Nam là giá dịch vụ xử lý nước thải, chất thải rắn còn thấp, trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý yêu cầu kinh phí cao, liên tục. Cơ chế huy động nguồn lực từ tư nhân vẫn chưa phát huy hiệu quả, thiếu các cam kết, hỗ trợ cụ thể để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng và an toàn cho nhà đầu tư… Công nghệ xử lý CTRSH nhập khẩu một số loại còn chưa phù hợp với thực tế CTRSH tại Việt Nam chưa được phân loại tại nguồn…

Phát biểu tại hội thảo, TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam) cho biết, ở các nước phát triển, bản thân rác thải, nước thải đã được chuyển thành nguồn tài nguyên tái tạo lớn và những nước này đang hướng tới sang nền kinh tế tuần hoàn, đem lại sự phát triển bền vững. Tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký và ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu đến năm 2030, số chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại. Tại Nghị quyết đại hội XIII cũng có mục chỉ tiêu xử lý nước thải là 70%, theo đó, chỉ tính riêng trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc tăng chỉ tiêu từ 15% lên 70% trong vòng 10 năm tới cần nguồn đầu tư rất lớn từ 10-20 tỷ USD.

“Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần tìm hiểu giải pháp kỹ thuật, công nghệ, đồng thời nâng cao vai trò cộng đồng, thực hiện xã hội hoá nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia quản lý nước thải và chất thải rắn ngày càng tốt hơn. Tuy vậy, trước đây đã có một số dự án thực hiện theo mô hình BT nhưng Bộ TN-MT cũng đánh giá là chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do vậy, thời gian tới cần có giải pháp để áp dụng phương thức đối tác công – tư trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn để cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường đô thị nhờ nguồn lực dồi dào và sự năng động của khối tư nhân.”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

 

N.KHANG

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top