Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Tăng học phí, phải giảm phụ phí

Thứ Ba 24/05/2022 | 20:02 GMT+7

VHO- Hà Nội, TP.HCM chưa qua khó khăn do dịch Covid-19 nhưng đã phải quyết định tăng học phí. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến phụ huynh trong năm học tới.

Học phí tính theo mức sàn, nhưng đã tăng gấp đôi mức cũ

Mới đây HĐND TP Hà Nội dự thảo nghị quyết về việc quy định mức thu học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 để xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP Hà Nội.

Theo đó, trong năm học 2022-2023, dự kiến mức học phí THCS từ 50.000-300.000 đồng/tháng, gấp đôi mức 19.000-155.000 đồng đang áp dụng, hầu hết các bậc còn lại có mức tăng tương tự. 

Trước đây, Hà Nội chia thành 3 vùng gồm thành thị, nông thôn, miền núi để tính mức thu học phí. Nhưng sắp tới sẽ chia 4 vùng. Cụ thể, 12 quận nội thành và các phường tại thị xã Sơn Tây thuộc vùng 1; các thị trấn thuộc 17 huyện ngoại thành là vùng 2; các xã (trừ xã miền núi) của 18 huyện, thị thuộc vùng 3; còn lại các xã miền núi được xếp vào vùng 4. 

Theo đó, các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí vùng 1 và 2 là 300.000 đồng mỗi tháng. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000-200.000 đồng (vùng 3) và 50.000-100.000 đồng (vùng 4)".

Theo HĐND TP.Hà Nội thì dự thảo được xây dựng theo khung học phí mới tại Nghij định 81.2021 của Chính phủ và mức dự kiến ở trên là mức sàn (thấp nhất). Tuy vậy, so với mức thu hiện hành, mức học phí mới vẫn tăng gấp đôi, trừ bậc THPT ở vùng 1, 2 có mức tăng từ 217.000 đồng vào năm 2021 lên 300.000 đồng (mức dự thảo).

Trước đó, tại TP.HCM, cũng dự kiến mức thu học phí mới. Trong đó ở cấp THCS tăng gấp 5 lần, THPT tăng gấp hơn 2 lần so với mức hiện tại.

Theo ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP HCM thì do nghị định của Chính phủ quy định về học phí nên UBND các tỉnh thành bắt buộc phải tuân thủ.TP.HCM cũng giống Hà Nội đã đề xuất học phí mới ở mức thấp nhất theo quy định trong Nghị định. 

“Phải quy định học phí năm học tới để có căn cứ tính toán miễn giảm học phí cho học sinh”, ông Đức cho biết.

Theo ông Đức thì TP.HCM là địa phương đầu tiên đề nghị Chính phủ cho phép các thành phố miễn học phí cho học sinh từ THCS trở xuống, nhưng hiện chưa được chấp thuận. Hiện UBND TP.HCM cũng đang đề nghị HĐND có gói hỗ trợ học phí cho học sinh (dựa trên tình hình kinh tế địa phương), để cấp bù kinh phí cho các trường. 

Bất ngờ, lo âu

Tuy nhiên, câu chuyện tăng học phí vẫn khiến người dân hoang mang. Vì TP.HCM năm 2021 trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề vì dịch COVID-19 còn Hà Nội cũng vừa mới qua đỉnh dịch, với số ca nhiễm cao nhất cả nước vài tháng trước đây.

“Học phí tăng, nhưng cơ quan quản lý các cấp cũng chưa có giải pháp nào hữu hiệu để cam kết với người dân về việc giảm phụ phí (các khoản thu tiền trường). Nhà tôi có 2 con đi học, học phí theo mức mới 1 tháng của 2 con là 600.000 đồng, nhưng cộng thêm cả chục khoản khác, rồi tiền đồng phục, tiền thiết bị học tập, tiền sách giáo khoa với giá mới cũng cao hơn gấp nhiều lần sách giáo khoa cũ…Nó thực sự là một gánh nặng”, chị Thu Hồng, phụ huynh có con 2 con học trường THCS Nghĩa Tân (HN) chia sẻ.

Có cùng băn này trong các group của phụ huynh Hà Nội khi bàn chuyện tăng học phí đều cho rằng nếu “phụ phí” giảm, nếu các trường không gợi ý, ép buộc mua sách tham khảo và đóng nhiều khoản phí “trên trời” khác thì sẽ dễ chấp nhận hơn. Nhưng việc tăng đồng loạt thì thực sự là nỗi lo.

TS Nguyễn Viết Khuyến, nguyên phó vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT nêu quan điểm: Dự kiến tăng cao đến gấp đôi, đến gấp 4, 5 lần thì thực sự không ổn, nhất là ở thời điểm này. Bởi học phí phải căn cứ vào mức thu nhập bình quân của người dân và cần lộ trình tăng từ từ.

Ông Nguyễn Quang Đồng, viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông cũng cho rằng việc tăng học phí không thể cào bằng giữa khu vực công và khu vực tư. Các trường tư cung cấp dịch vụ chất lượng, có thể thu phí cao theo thoả thuận của phụ huynh. Và thường những gia đình có điều kiện kinh tế tốt sẽ lựa chọn trường tư có chất lượng cho con học. Nhưng khối trường công lập, đáp ứng yêu cầu giáo dục đại trà, trong đó có một bộ phận học sinh điều kiện kinh tế khó khăn, bị ảnh hường nặng nề sau dịch OVID0-19 nên việc tăng học phí cần phải cân nhắc.

“Đây không phải thời điểm phù hợp để tăng học phí. Người dân bị ảnh hưởng bởi dịch, thu nhập sụt giảm, nhiều người thất nghiệp, giảm việc. Trong khi đó các mặt hàng đều tăng giá. Vì thế, Nhà nước cần trợ giá học phí cho khu vự trường công lập”, ông Đồng chia sẻ.

Theo một số chuyên gia giáo dục thì việc tăng giá sách giáo khoa, thiết bị dạy học trong thời điểm này cũng không hợp lý. Ngoài việc chỉ đạo rà soát các tiêu chí, quy trình nhằm giảm chi phí xuất bản sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cần có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, yêu cầu các địa phương thúc đẩy việc xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung, có chính sách hỗ trợ học sinh khó khăn có sách giáo khoa để dạy...Những nỗ lực này có thể góp phần chia sẻ bớt gánh nặng kinh phí của người dân  và cũng giảm áp lực cho việc tăng học phí.

​​KỲ THANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top