Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ mắc dị vật trong mũi?

Thứ Năm 05/05/2022 | 13:54 GMT+7

VHO- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, các bác sĩ khoa Nhi của bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bé trai 5 tuổi (ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM) bị mắc dị vật là dây thun cột tóc nằm sâu trong hốc mũi.

Theo các bác sĩ, gia đình phát hiện bé có biểu hiện sổ mũi trái kéo dài hơn hai tháng và có mùi khá hôi dù uống thuốc điều trị nhưng không hết, nên đưa bé đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khám bệnh. Sau khi thăm khám, nội soi mũi, bác sĩ kiểm tra phát hiện mũi trái bé trai có một dị vật nằm bên trong, đang trong quá trình gây viêm, tạo mủ. Theo đó, bác sĩ nhanh chóng gắp thành công 1 dây thun buộc tóc ra khỏi mũi trái cho bé trai. Hiện tại, bệnh nhi đã ổn định và không chảy mũi.

Hình ảnh dị vật trong mũi

Bác sĩ Lâm Lê Phương, Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, dị vật mũi là bệnh thường gặp trong cấp cứu tai mũi họng, đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Bởi trẻ trong độ tuổi mẫu giáo rất hiếu động và tò mò, nhất là bé trai. Trẻ có thể tự nhét các đồ vật nhỏ vào mũi mình hoặc mũi bạn, sau đó quên, hoặc do sơ suất làm dị vật mắc lại trong mũi. Tuy nhiên, các trường hợp dị vật trong mũi và khoang mũi không nghiêm trọng và có thể trì hoãn việc lấy dị vật. Nhưng một số vật tắc trong mũi có khả năng di chuyển xuống miệng và có nguy cơ bị nuốt phải, thậm chí bị hít vào đường thở gây dị vật đường thở.

Dị vật  được nội soi lấy ra từ mũi

Dị vật trong mũi để lâu sẽ gây viêm loét mũi, viêm mũi xoang. Với những dị vật có chứa hóa chất, như pin điện tử cần lấy ngay trong vòng 4 giờ. Nếu để lâu, sẽ gây loét niêm mạc, chảy máu, thủng vách ngăn mũi, gây sẹo co kéo. Trong quá trình chăm sóc trẻ, để phát hiện trẻ có dị vật trong mũi, phụ huynh cần chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ như chảy mũi một bên, nghẹt và đau mũi một bên, sốt, ngứa mũi, hắt xì, ngủ ngáy, thở có tiếng rít ở mũi. Theo các bác sĩ, dị vật mắc kẹt trong đường mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết chất nhầy, gây chảy nước mũi, giai đoạn đầu mũi trong, sau đó đục, có mùi hôi. Đôi khi, dị vật còn làm trầy xước niêm mạc trong mũi, dẫn đến chảy máu mũi.

Bác sĩ thăm khám tai mũi họng cho bệnh nhi

Do đó, phụ huynh được khuyến cáo cần luôn quan sát trẻ trong lúc chơi, hạn chế mua những đồ dùng hay đồ chơi có chi tiết quá nhỏ cho trẻ, dạy con trẻ nhận thức được việc nhét đồ vật vào mũi là việc làm nguy hiểm. Đặc biệt, phụ huynh không nên cố lấy dị vật trong mũi trẻ ra ngoài bằng tăm bông hay các dụng cụ không chuyên dụng khác, vì có thể làm rơi dị vật từ mũi xuống họng và vào đường thở rất nguy hiểm. Cũng không nên bảo trẻ cố hít vào thật mạnh khi có dị vật bên trong mũi. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bé có dị vật trong mũi để bác sĩ lấy dị vật mũi bằng các dụng cụ chuyên dụng. Nếu có chảy máu hoặc loét vách ngăn, cuốn mũi sau khi lấy dị vật sẽ được điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm, cầm máu.... 

HOÀNG QUÂN

Print
Tags: Y tế

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top