Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phòng ngừa, phát hiện sớm nguy cơ trẻ em bị xâm hại

Thứ Hai 06/12/2021 | 23:51 GMT+7

VHO- Một học sinh nữ lớp 7, là chị gái của 4 em nhỏ, bố nghiện rượu, một mình mẹ lo cho gia đình. Dù em học tốt nhưng kinh tế gia đình khó khăn, giữa học kỳ  năm lớp , em phải bỏ học do bố say rượu và nhận tiền gả con gái đi lấy chồng.

Ông Vũ Sơn Hải, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Quang Bình (Hà Giang) đã chia sẻ câu chuyện có thật nêu trên tại hội thảo “Bảo vệ trẻ em – Từ phòng ngừa đến hỗ trợ” do Tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam (GNI) phối hợp với Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) tổ chức ngày 6.12 tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới các đầu cầu của một số địa phương.

Các chuyên gia thảo luận về biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa xâm hại

Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Quang Bình cho biết, sau khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương và đã kịp thời can thiệp bằng cách tìm việc làm cho người bố, giúp em nữ sinh quay trở lại trường hợp. “Các vấn đề liên quan đến trẻ em tại Quang Bình tập trung vào 3 nhóm là trẻ có hoàn cảnh khó khăn như bố mẹ ly hôn, có tiền án tiền sự, bạo lực gia đình; Trẻ em thiếu sự quan tâm của gia đình và còn tồn tại những hủ tục; Các em thiếu kiến thức, kỹ năng và quyền trẻ em và bảo vệ bản thân. Do đó, mỗi trường hợp trẻ em gặp khó khăn cần được phát hiện và hỗ trợ kịp thời để phòng ngừa những vấn đề nghiêm trọng hơn”, ông Hải nói.

Năm 2020, Hà Giang phát hiện 33 vụ xâm hại trẻ em với 38 em là nạn nhân. Huyện Quang Bình với 7.925 trẻ em từ 0-16 tuổi,  là một trong 5 địa phương được GNI triển khai các dự án, chương trình giáo dục quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em với các hoạt động: Chương trình kịch rối phòng, chống xâm hại trẻ em và chương trình Nâng cao năng lực tự bảo vệ bản thân; dự án Trẻ em không phải là cô dâu, cung cấp kiến thức và kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tảo hôn, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em… “Vì đặc thù là huyện miền núi, đa phần là người dân tộc thiểu số nên Quang Bình đang có nhiều khó khăn trong công tác phòng ngừa và hỗ trợ trẻ em. Mặc dù chính quyền địa phương đang nỗ lực và có sự hợp tác với các tổ chức xã hội nhưng các chương trình đang ở mức độ đơn giản và bước đầu cần được sự hỗ trợ bài bản; cần được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn”, đại diện ngành Giáo dục huyện Quang Bình đề xuất.

Theo số liệu của Bộ LĐ,TB&XH, trong giai đoạn 2015-2020 có gần 2 triệu trẻ em bị xâm hại và có nguy cơ bị xâm hại,cụ thể 8.709 trẻ em bị giết hại, thương tích, xâm hại, mang thai; 13.489 trẻ em tảo hôn, 156.932 trẻ bị bỏ rơi; 33.000 trẻ không sống trong gia đình, 69.000 trẻ có cha mẹ ly hôn… Phát biểu tại hội thảo, ông Ông Park Dong Chul - Trưởng đại diện của tổ chức GNI tại Việt Nam  cho rằng, trong công tác bảo vệ trẻ em, việc phòng ngừa các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em cần được chú trọng hơn cả so với việc hỗ trợ và can thiệp khi vấn đề đã xảy ra. Xác định mục tiêu chung đó, các hoạt động của GNI trong giai đoạn vừa qua cũng như tầm nhìn 2030 cũng tập trung thúc đẩy các chương trình ở các cấp độ phòng ngừa, đồng thời thực hiện hỗ trợ cho trẻ em nhưng cũng hướng tới phòng ngừa các vấn đề xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Trong năm 2021, GNI đã phối hợp cùng với Tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 124 trường hợp và hỗ trợ 97 trẻ và 150 trẻ được hưởng lợi tại 14 tỉnh, thành. Tuy nhiên, GNI chú trọng công tác phòng ngừa trong quản lý ca và trong trường học cũng như trong cộng đồng bằng các hoạt động như phòng tham vấn tâm lý, phát triển các dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; … Khoảng 15 nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và  200 nghìn người dân được hưởng lợi từ các dự án.

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, công tác phòng ngừa là điều rất quan trong trong hệ thống bảo vệ trẻ em của toàn xã hội. Các chương trình phòng ngừa, đặc biệt là các chương trình dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cần quan tâm, chỉ đạo, đầu tư và huy động được các nguồn lực xã hội để hỗ trợ. Công tác phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cần được chú trọng hơn. Nâng cao vai trò của nhà trường và cộng đồng nhằm triển khai các hoạt động phòng ngừa hiệu quả.

THẢO LAM

 

 

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top