Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thông qua 5 dự án tu bổ, bảo tồn các di tích quan trọng của di sản Huế

Thứ Sáu 15/10/2021 | 18:51 GMT+7

VHO- HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa 13 (nhiệm kỳ 2021-2026) vừa thông qua 15 nghị quyết quan trọng, liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương này. Trong đó, đáng lưu ý có 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích Huế, với kinh phí khoảng 460 tỷ đồng.

Đàn Nam Giao triều Nguyễn dự kiến sẽ được bảo tồn phần còn lại với kinh phí hơn 40,3 tỷ đồng (ảnh: Cổng vào di tích Đàn Nam Giao)

Cụ thể, 5 dự án bảo tồn, tu bổ di tích quan trọng được thông qua tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa 13, gồm: Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh (Hoàng thành Huế) với kinh phí gần 200 tỷ đồng; dự án bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao (phần còn lại) với kinh phí hơn 40,3 tỷ đồng; dự án bảo tồn thích nghi di tích Quốc Tử Giám sau khi Bảo tàng Lịch sử tỉnh hoàn thành việc di dời đến địa điểm mới, với kinh phí hơn 60,5 tỷ đồng; dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy di tích lăng Thiệu Trị giai đoạn 3 có kinh phí hơn 60,5 tỷ đồng và dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng Tự Đức (phần còn lại) với kinh phí gần 100 tỷ đồng.

Đây là những dự án có tính chất đặc biệt, quy trình lập các thủ tục đầu tư dự án thực hiện nhiều bước theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Luật Di sản văn hoá. Để dự án sớm triển khai thi công trong năm 2021, các đại biểu HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý liên quan, tập trung nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tham vấn ý kiến của các chuyên gia về mặt kiển trúc, mỹ thuật, khảo cổ... trong quá trình lập dự án để triển khai có hiệu quả.

Chương trình tái hiện lễ Nguyên Đán trong Hoàng cung Huế phục vụ du khách hồi đầu năm 2021

Cũng tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đồng ý việc tạm ứng kinh phí hoạt động chi thường xuyên năm 2021 cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với số tiền 65 tỷ đồng, nhằm kịp thời chi trả lương và thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết trong năm nay. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu từ bán vé tham quan di sản Huế từ đầu năm đến hết tháng 7 vừa qua chỉ đạt 19,4 tỷ đồng; dự kiến, trong các tháng cuối năm, nguồn thu tăng thêm khoảng 600 triệu đồng (đạt 16,7% so với dự toán).  

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, từ khi ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sắp xếp công việc hợp lý cho cán bộ, cắt các khoản chi chưa cần thiết, hạn chế việc mua sắm, sửa chữa tài sản… thì nhu cầu kinh phí tối thiểu để thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm trong năm 2021 là 85 tỷ đồng. Trong khi nguồn thu chỉ đạt khoảng 20 tỷ đồng, nên cần được tạm ứng ngân sách tỉnh 65 tỷ đồng để đảm bảo hoạt động. Trong năm 2022 - 2023, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có trách nhiệm sử dụng nguồn thu phí tham quan và các nguồn thu hợp pháp khác để hoàn trả đầy đủ ngân sách tỉnh số tiền đã tạm ứng.

S.THÙY

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top