Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức: Làm quen với trạng thái mới nhưng không được chủ quan

Thứ Hai 04/10/2021 | 10:27 GMT+7

VHO- Sau nhiều ngày Hà Nội không có ca bệnh trong cộng đồng, việc xuất hiện ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức đã cho thấy việc dịch có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và người dân phải làm quen với trạng thái mới là không quá hoang mang, và hoàn toàn không được chủ quan.

 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế… Ảnh: THÁI BÌNH

Liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đến 13h ngày 3.10, ngành y tế đã phát hiện tổng cộng 32 bệnh nhân, trong đó 27 người tại Hà Nội (bao gồm người nhà, người bệnh, nhân viên y tế, 1 người bán cơm tại cổng Bệnh viện và 5 người tại các địa phương khác. Riêng tại Bệnh viện đã phát hiện 11 người nhà và 8 bệnh nhân tại Khoa Ung bướu (tầng 8 nhà D), Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng tầng sinh môn (tầng 7 nhà D), cùng 6 nhân viên y tế (hộ lý, nhà ăn). Hiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tạm phong tỏa, không tiếp nhận bệnh nhân mới (trừ những ca cấp cứu và ca chạy thận nhân tạo), đồng thời tiến hành đưa bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế đến khu cách ly tập trung nhằm giảm mật độ trong Bệnh viện.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, công tác phòng chống dịch trong khu vực Bệnh viện đã được triển khai nhanh chóng và kiểm soát được. Vấn đề đáng quan tâm hơn là nguy cơ từ những ca cộng đồng ngoài Bệnh viện. Qua rà soát khoảng 5.000 người bệnh và người nhà bệnh nhân đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và ngành y tế đã lấy hơn 7.000 mẫu xét nghiệm. Nhưng số lượng các ca F0 có tiếp tục tăng lên hay không còn phải chờ kết quả xét nghiệm, vì bệnh ủ trong 14 ngày nên kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 cũng chưa yên tâm được. Hà Nội vẫn đang giám sát những đối tượng này .

Theo các chuyên gia những đối tượng vừa xác định ca nhiễm trong cộng đồng đều là nơi có nguy cơ cao như bệnh viện, nơi làm việc hoặc liên quan đến công việc giao hàng. Các đối tượng trên đều có sự giao lưu, lịch trình đi lại phức tạp, mang đến nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 khá cao. Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam giải thích: Dịch bệnh vẫn lưu hành trong cộng đồng, việc xuất hiện thêm các ổ dịch nhỏ là điều hoàn toàn xảy ra, vì có nhiều trường hợp mang virus nhưng không có triệu chứng. Chẳng hạn, bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức không có triệu chứng và trong suốt 10 ngày mới phát hiện dương tính. Do vậy chúng ta phải chấp nhận những người không có triệu chứng trong cộng đồng vẫn còn và lây lan cho người khác.

“Tuy nhiên, việc một bệnh viện ghi nhận ca nhiễm Covid-19 sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ khá phức tạp bởi đây là nơi tập trung điều trị cho nhiều ca bệnh nặng, nhiều người dân từ nhiều địa phương tới khám và điều trị tại bệnh viện, có sự tiếp xúc giữa các tỉnh, thành phố khác nhau. Nếu bệnh nhân đang điều trị nhiễm thêm Covid-19 sẽ đối mặt với nguy cơ bệnh tăng nặng”, ông Phu nói.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, khi các địa phương nới lỏng giãn cách, mở lại một số hoạt động dịch vụ đã xác định “kịch bản” có thể sẽ xuất hiện những ca nhiễm trong cộng đồng. Chính vì vậy, người dân không nên quá lo lắng và phải chấp nhận cuộc sống trong trạng thái mới và chính quyền cần tập trung bảo vệ người già, người không có sức đề kháng, bệnh nền phải được tiêm vắc xin 2 mũi. “Hà Nội cũng đã tiêm vắc xin gần như phủ mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên. Những người dương tính không có triệu chứng cần tính đến phương án cho họ ở nhà tự điều trị. Bài học ở TP. HCM điều trị cho F0 không có triệu chứng tại nhà sẽ đỡ tốn kém tiền bạc, không gây quá tải cho ngành y tế. Bên cạnh đó, F1 cho tự cách ly tại nhà. Họ sẽ bảo vệ gia đình họ trước, tránh nguy cơ lây lan”, PGS.TS Nguyễn Huy Nga đề xuất.

Việc xuất hiện các ca nhiễm mới có ảnh hưởng đến lộ trình nới lỏng giãn cách, trong đó có việc cho học sinh đến trưởng, mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ trong nhà… vẫn còn phải chờ thời gian và kết quả xét nghiệm, mức độ lây lan của dịch. Tuy nhiên, ông Khổng Minh Tuấn cho rằng, chuyện có ca trong cộng đồng hay những ổ dịch lẻ tẻ thì người dân không nên quá hoang mang vì xác định không thể sạch các ca bệnh; nhưng hoàn toàn không được chủ quan, vẫn phải thực hiện song song nhiều biện pháp là vắc xin, khẩu trang, khoảng cách, khai báo y tế. “Mấu chốt để ngăn chặn dịch bệnh là khai báo y tế, khi có triệu chứng ho, sốt, đau người, mất vị giác… người dân phải khai báo y tế và đến ngay các cơ sở y tế”, Phó Giám đốc CDC Hà Nội nhấn mạnh. 

 Khi các địa phương nới lỏng giãn cách, mở lại một số hoạt động dịch vụ đã xác định “kịch bản” có thể sẽ xuất hiện những ca nhiễm trong cộng đồng. Chính vì vậy, người dân không nên quá lo lắng và phải chấp nhận cuộc sống trong trạng thái mới và chính quyền cần tập trung bảo vệ người già, người không có sức đề kháng, bệnh nền phải được tiêm vắc xin 2 mũi.

(PGS.TS NGUYỄN HUY NGA, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

 

 QUỲNH HOA

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top