Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

“Bí kíp” dinh dưỡng làm chậm lão hóa

Thứ Hai 04/10/2021 | 08:22 GMT+7

VHO- Dù không tránh được quá trình lão hóa nhưng các chuyên gia y tế khẳng định: lão hóa không có gì đáng sợ.

Sự lão hóa làm thay đổi sinh lý, tâm lý của con người và làm xuất hiện nhiều loại bệnh tật, ngược lại bệnh tật làm gia tăng lão hóa.

“Bí kíp” dinh dưỡng làm chậm lão hóa - Ảnh 1.

Có thể làm chậm lại quá trình lão hóa bằng chế độ dinh dưỡng khoa học (Ảnh minh họa từ Internet)

Hầu hết con người lúc còn trẻ ít mắc bệnh tật nhưng đến tuổi ngoài 40, đặc biệt là người cao tuổi, nhiều loại bệnh tật xuất hiện như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, đi đứng, nói năng chậm chạp hơn, nhớ ít, quên nhiều, thậm chí mắc chứng lú lẫn, run rẩy hoặc gặp phải tai biến, đột quỵ.

Vấn đề lão hóa con người không thể chống lại, song chúng ta có thể làm chậm lại bằng chế độ dinh dưỡng khoa học. Theo các chuyên gia y tế uống đủ nước rất quan trọng, chúng ta cần uống nước đều trong ngày và không uống quá nhiều nước vào buổi tối. Để giảm thoái hóa khớp, chúng ta nên vận động và tập luyện như đi bộ, đạp xe, yoga, gym… ít nhất là 60 phút/ngày.

Cần ăn nhiều rau xanh, giảm muối, chọn chất béo tốt cho sức khỏe, ăn vừa phải để dự phòng tăng cân không gầy quá, cũng không béo quá. Ăn phở, bún thì ăn thêm nhiều rau xanh, ăn phần cái, thịt và hạn chế ăn nước vì nước đó chứa rất nhiều muối (gần 3g muối trong 1 tô phở), khuyến nghị trong một ngày chỉ nên dùng dưới 3g muối.

Nếu ăn mì ăn liền, nên cho thêm giá, rau xanh. Phần gia vị trong gói mì chỉ nên dùng 1/3 hoặc 1/4, không cần dùng hết gói gia vị vì như thế rất nhiều muối.

Dùng thêm sữa và các loại ngũ cốc, có thể cho thêm sữa bột công thức để đủ hàm lượng canxi. Nếu uống cà phê sáng thì cho sữa bột để có thêm canxi, thay vì sữa đặc có đường.

Trong bữa ăn chính nên ăn ít tinh bột, 1 bữa ăn nên đa dạng và cân đối các loại thực phẩm. Lưu ý, khi chế biến món ăn chỉ nên chiên 1 lần, tránh dùng đi dùng lại dầu chiên vì các chất béo chuyển hóa sẽ làm rối loạn lipid máu.

PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền, Giảng viên ĐH Y Hà Nội, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong một ngày làm việc dù bận rộn nhưng chị vẫn cố gắng duy trì đủ 3 bữa ăn, đặc biệt là không bỏ bữa sáng. Đây là bữa quan trọng cần đến 30% năng lượng trong ngày song rất nhiều người lại bỏ quên bữa ăn này. Trong chế độ ăn chị hạn chế tinh bột, ăn cơm thì chỉ nửa chén trong một bữa, bù lại ăn nhiều rau.

 

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top