Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nhân ngày quốc tế Người cao tuổi 1.10: Để người cao tuổi luôn khỏe mạnh

Thứ Sáu 01/10/2021 | 10:49 GMT+7

VHO- Người cao tuổi cần có đời sống tinh thần và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý để tránh bệnh tật. Việc quan tâm đến đồ ăn, thức uống cho người già rất cần được con cháu trong mỗi gia đình lưu ý.

 Cụ Dần, nhân vật lớn tuổi trong gia đình (phim truyền hình “Hương vị tình thân”) luôn được con cái chăm sóc yêu thương

 Biết cân bằng bữa ăn hợp lý và đủ dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, nhất là với người cao tuổi không phải gia đình nào cũng có đủ kiến thức và áp dụng phù hợp.

“Bổ quá hóa độc”

Để mẹ tránh cái lạnh của Hà Nội vào mùa đông, các con cụ Kim bố trí đưa mẹ vào thăm vợ chồng con trai út ở TP.HCM 3 tháng. Vậy mà mới hơn một tháng, cụ Kim cứ nằng nặc đòi ra Hà Nội ở. Cụ nói rằng thời tiết không phù hợp, khiến người cụ mệt mỏi hơn khi ở nhà với vợ chồng con trai trưởng ở Hà Nội. Đón mẹ trở về nhà, vợ chồng con trai cả của cụ Kim vô cùng sửng sốt khi thấy mẹ bị phù nề. Lo lắng, cả nhà đưa cụ Kim đi khám tổng thể. Sau khi kiểm tra các chỉ số sức khỏe, bác sĩ cho biết cụ bị tăng cân đột ngột và suy thận. Nguyên nhân dẫn tới cụ Kim mắc bệnh mà bác sĩ phát hiện khiến cả nhà đều bất ngờ đó là vì trong thời gian ở cùng vợ chồng con trai út, họ đã cho cụ Kim ăn quá nhiều đồ bổ, trong đó mỗi ngày họ chưng một bát tổ yến để cụ ăn. Ai cũng nghĩ tổ yến là một chất dinh dưỡng cực kỳ cần thiết hỗ trợ sức khỏe cho người già, tuy nhiên đúng như cha ông ta có câu “bổ quá hóa độc”. Cùng với việc sử dụng tổ yến, vợ chồng người con út còn tranh thủ “chăm mẹ” tẩm bổ thêm hàng loạt các thực phẩm bổ dưỡng khác khiến cơ thể của cụ bị thừa chất, dẫn tới suy yếu nhiều chức năng như gan, thận và tiêu chảy...

Chị Mai, con dâu cả của cụ Kim chia sẻ: “Mẹ chồng tôi năm nay đã 85 tuổi nhưng ơn trời phù hộ, mẹ tôi rất khỏe khoắn, đi lại bình thường và rất minh mẫn. Sống nhiều năm với cụ, tôi rất hiểu những sở thích ăn uống của mẹ chồng và đặc biệt là của người già, thế nên luôn đan xen những món ăn thích hợp. Tuy nhiên, tôi cũng hạn chế những đồ khó tiêu hoặc không có lợi cho người già như đồ béo, đồ ngọt và luôn làm đồ ăn nhạt để tránh cho mẹ chồng tôi khỏi bị tăng huyết áp. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho người già như sâm, đông trùng hạ thảo, yến... được tôi dùng luân phiên và với liều lượng thích hợp với cơ thể của người già, chứ không cho cụ ăn quá nhiều”.

Không chỉ là chuyện “ăn uống” cho qua

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người cao tuổi cần một chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý để tránh bệnh tật. Vì vậy, những người trong gia đình cần chú ý quan tâm, chăm sóc người cao tuổi. Để người cao tuổi luôn khỏe mạnh, cần chú ý đến một số điều như: Giảm khẩu phần ăn so với thời trẻ, trước hết là ăn giảm chất đường bột, ăn giảm thịt, giảm chất béo và giảm muối; ăn thêm đậu, lạc, vừng và cá; ăn nhiều rau tươi, quả chín; uống đủ nước theo nhu cầu… Về chế độ ăn của người cao tuổi cần lưu ý chia thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí vui vẻ thoải mái. Chế biến các món hấp, luộc nhừ thay thế các món rán nướng. Nên thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu để người cao tuổi ngon miệng. Không ăn quá no, nhất là vào buổi tối, sau khi ăn xong nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút, giúp dạ dày nhào trộn thức ăn và dễ tiêu. Ngoài ra, ăn hạn chế các thực phẩm có hàm lượng muối cao, hạn chế những đồ ăn, thức uống dễ gây mất ngủ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho rằng, mỗi gia đình nên có một lọ vừng lạc để bổ sung cho bữa ăn hằng ngày. Mỗi tuần ăn 2-3 bữa cá. Nên ăn cá nhỏ, kho nhừ hai lửa để ăn được cả xương có thêm canxi đề phòng bệnh xốp xương ở người cao tuổi. Ðậu, lạc, vừng, cá có tác dụng phòng, chống các bệnh tim mạch. Người có tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Người cao tuổi nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái, thực hiện chế độ vận động vừa sức, phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của từng người để có tuổi thọ cao hơn. Hiện tượng lão hóa không thể dừng lại theo thời gian, nhưng nếu biết vận dụng thời gian để tập thể dục thì chẳng những sức khỏe của người cao tuổi sẽ cải thiện mà còn làm quá trình lão hóa chậm hơn.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với những tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Các bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi là bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phổi, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ... Do đó, việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là rất quan trọng, đòi hỏi cả xã hội phải chung tay vào cuộc, góp phần phát huy vai trò của người cao tuổi và thích ứng với quá trình già hóa dân số. 

 ĐÀO ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top