Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Sau giãn cách, điều quan trọng là tiếp tục tuyên truyền ý thức phòng, chống dịch bệnh cho người dân

Thứ Sáu 17/09/2021 | 18:22 GMT+7

VHO- Hà Nội sắp hết thời gian giãn cách, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch không được lơ là và vẫn còn tiếp tục, xây dựng kịch bản cho lâu dài. Văn hóa  đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội liên quan đến vấn đề này.

PV: Thưa ông, Hà Nội sắp hết thời gian giãn cách đợt 4, đa số người dân trên 18 tuổi được tiêm vắc xin phòng Covi-19 và xét nghiệm toàn dân. Vậy Sở Y tế sẽ tham mưu cho lãnh đạo Hà Nội như thế nào trong công tác phòng, chống dịch giai đoạn tiếp theo?

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Trước hết, Sở Y tế sẽ tham mưu việc tăng cường công tác tuyên truyền để mỗi người dân ý thức được sự nguy hiểm của dịch Covid-19, hiểu được bệnh và biện pháp phòng bệnh, và đảm bảo thực hiện đúng phương pháp phòng bệnh như: 5K. Phối hợp chính quyền địa phương trong tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, không được chủ quan, hạn chế việc tụ tập đông người để phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm. Nếu mỗi người dân ý thức tốt, phòng bệnh tốt, không bị lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho bản thân thì gia đình an toàn, khu phố, làng xóm an toàn. Tổ Covid cộng đồng quan trọng, nếu các thành viên làm tốt, xây dựng được các tổ an toàn, nhân rộng xã phường, quận huyện, thành phố an toàn.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội

Hôm nay, một bệnh nhân Covid-19 điều trị bằng kỹ thuật ECMO đầu tiên của Hà Nội được công bố khỏi bệnh. Ông có thể đánh giá như thế nào về ca điều trị thành công này?

 Trong cuộc chiến chống Covid-19, chúng tôi thực hiện nghiêm chỉ đạo của Sở Y tế, chia thành 3 tầng điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân tầng 3 – Hồi sức tích cực nhằm giảm tỷ lệ tử vong. Hà Nội đã bố trí 4 bệnh viện đa khoa hạng 1 để điều trị tầng 3, trong đó có bệnh nhân thở máy, lọc máu, chạy ECMO. Phải nói rằng, cuộc giành giật cứu bệnh nhân khỏi bệnh Covid-19, chạy ECMO là biện pháp cuối cùng và tỷ lệ điều trị thành công trong rất thấp. Bệnh viện Thanh Nhàn đã công bố bệnh nhân chạy ECMO đầu tiên khỏi bệnh, đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường, với vai trò đại diện Sở Y tế, tôi đánh giá rất cao chuyên môn của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn thể hiện rõ chức năng Bệnh viện đầu ngành của Hà Nội chuyên ngành Hồi sức, Chống độc, Cấp cứu…

Qua trường hợp này, chúng tôi khẳng định rằng nguồn lực của Sở Y tế Hà Nội sẵn sàng đáp ứng kịch bản dịch xấu nhất có thể xảy ra của Hà Nội.

-Dịch Covid-19 diễn biến khôn lường, xin ông cho biết Sở Y tế Hà Nội đã có kịch bản như thế nào trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19?

Theo chỉ đạo của Thành ủy, Sở Y tế Hà Nội đã tham mưu cho TP kịch bản có thể nói là đi trước 1 bước: Xây dựng kịch bản với 40.000 trường hợp nhiễm; trong đó 32.000 trường hợp tầng 1 (bệnh nhân nhẹ và không biến chứng); 8.000 trường hợp tầng 2 và tầng 3 bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch. Hiện đã sẵn sàng kích hoạt kịch bản nếu dịch bùng phát rộng.

Với tình hình kiểm soát dịch bệnh như này, Hà Nội chưa cần huy động lực lượng F0 đã khỏi bệnh vào hỗ trợ chống dịch. Nhưng chúng tôi đã có dự kiến và có danh sách, và những trường hợp đó cũng sẵn sàng khi được huy động. Hà Nội cũng đang chỉ đạo thành lập trạm y tế lưu động tại quận, huyện để sẵn sàng ứng phó nếu tình hình dịch xảy ra.

Lãnh đạo Sở Y tế và Bệnh viện Thanh Nhàn chúc mừng bệnh nhân chạy ECMO thành công đầu tiên của Hà Nội

-Tại một số tỉnh, thành đang có dịch cho thấy việc điều trị ở tầng 1, tầng 2 không hiệu quả sẽ tác động và tăng gánh nặng ở tầng 3. Đối với Hà Nội, khi dịch chưa căng thẳng thì Sở Y tế đã làm gì để nâng cao năng lực điều trị cho tầng 1, tầng 2, thưa ông?

Như đã nói ở trên Hà Nội xây dựng kịch bản 40.000 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 32.000 bệnh nhân nhẹ với mục tiêu chiến lược ở các tầng khác nhau. Tầng 1: Hạn chế lây nhiễm chéo, nhất là không để xảy ra giữa các nhân viên y tế để bảo vệ chiến sĩ áo trắng trong. Đồng thời theo dõi, điều trị sát các ca bệnh ở tầng 1, nếu cần thiết sẽ cho thở ô xy, dùng thuốc chống đông, kháng viêm ngay để hạn chế tối đa việc chuyển tầng 2.

Tầng 2: Tận dụng các Bệnh viện đa khoa hạng 2 có đầy đủ cơ sở hạ tầng và đầy đủ chuyên khoa để điều trị bệnh nhân chuyển từ tầng 1. Mục tiêu chung là tập trung điều trị, chăm sóc tốt bệnh nhân ở tầng 1, 2 để hạn chế chuyển tầng 3; bằng mọi cách bệnh nhân ở tầng nào thì điều trị dứt điểm ở tầng đó. Tại tầng 3 hiện được phân về 4 Bệnh viện đa khoa hạng 1 đầy đủ nhân lực, trang bị tốt để điều trị tốt bệnh nhân: Đức Giang, Thanh Nhàn, Xanh pôn, Hà Đông nhằm nỗ lực tối đa để cứu sống bệnh nhân nặng.

Trân trọng cảm ơn ông!

QUỲNH HOA (thực hiện)

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top