Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Thiết bị, đồ dùng học tập trực tuyến trong mùa dich: Nỗi buồn...​​​​​​​ không của riêng ai

Thứ Hai 13/09/2021 | 09:17 GMT+7

VHO- Đã một tuần sau khai giảng năm học mới ở Hà Nội, nhiều phụ huynh vẫn đứng ngồi không yên vì chưa mua đủ sách vở, đồ dùng học tập cho con. Đặc biệt, khi những thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại trục trặc thì họ cũng không thể tìm được nơi mua mới, sửa chữa…

Phụ huynh lo lắng nhất là thiết bị học tập online của con gặp sự cố

Chị Nguyễn Bích Liên (Đại Kim, Hoàng Mai) mấy ngày nay ra ngóng vào trông bởi những đồ dùng học tập của con đặt mua trên mạng vẫn chưa được giao đến. Thành phố giãn cách xã hội, hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm đều đóng cửa, không thể ra tận nơi chọn lựa mặt hàng ưng ý, chị đành đặt mua online cho cậu con trai học lớp 7. Tuy nhiên, hàng đã chốt đơn 4-5 ngày rồi mà vẫn chưa thấy chuyển đến, để khắc phục, cậu em đành dùng chung một số đồ với chị gái lớp 11, còn vở chép bài thì viết tạm ra giấy A4. Không chỉ chị Liên mà rất nhiều phụ huynh cũng đang trong tình trạng “rối bời”, bởi chỉ những người thạo công nghệ, tính hay “lo xa” và cộng thêm yếu tố may mắn mới kịp sắm đủ đồ dùng học tập cho con trước ngày khai giảng. Cùng với đó, không giống như những năm trước, năm nay các mặt hàng phục vụ năm học mới cũng không đa dạng, phong phú, còn “cư dân mạng” chủ yếu chỉ quan tâm đến việc hàng đã đặt mua có ship được đến nơi không.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhất là những sự cố, trục trặc từ các thiết bị học tập online của bọn trẻ. Anh Phạm Văn Cường (Đại Từ, Hoàng Mai) có hai chiếc điện thoại, chiếc “tầm tầm” anh để cho cô con gái học lớp 2 học trực tuyến. Nhưng do điện thoại đã cũ nên hay rớt sóng, cô bé nâng lên đặt xuống “ngó ngoáy” thế nào khiến nó đơ luôn. Anh lại phải đưa nốt chiếc điện thoại đắt tiền cũng là “cần câu cơm” của cả nhà cho con sử dụng. Bí bách vì không có điện thoại dùng, anh gọi khắp nơi hỏi chỗ sửa chữa, nhưng không đâu nhận; muốn mua điện thoại mới, mua máy tính mới thì các cửa hàng cũng từ chối bởi không thể giao hàng. Trong khi đó, anh Thắng (Thịnh Liệt, Hoàng Mai) cũng đang bần thần vì chiếc laptop của con anh dở chứng không hoạt động. Sửa cái cũ không được, sắm cái mới chẳng xong, anh đành đưa điện thoại của mình cho con dùng tạm và hy vọng dịch bệnh được đẩy lùi, thành phố hết giãn cách để các con sớm được đến trường.

Cũng trong tâm trạng bất an, nhưng anh T, một chủ cửa hàng sửa chữa máy tính, điện thoại trên đường Trần Đại Nghĩa - trung tâm buôn bán, sửa chữa thiết bị công nghệ ở Hà Nội lại có nỗi lo khác. Từ đầu tháng 9 đến nay khách gọi nhiều, nhưng anh đành từ chối hết vì phải thực hiện “ai đang ở đâu ở yên đó”. Không biết sau đợt dịch này, những khách hàng quen có bỏ anh mà tìm đến nơi khác không, doanh thu mấy tháng trời đã bằng 0 mà nguy cơ mất khách cũng đang hiện hữu.

Không chỉ có các cửa hàng nhỏ mà những điểm bán thiết bị điện tử lớn như Thế giới di động hay FPT shop cũng không thể nhận đơn hàng sửa chữa, bảo hành; còn đơn khách hàng đặt mua mới không thể chuyển đến bởi đây không phải là những mặt hàng thiết yếu theo quy định.

Thiết bị, đồ dùng học tập trực tuyến hiện đang là mặt hàng tối quan trọng của học sinh, tuy nhiên, các cửa hàng buôn bán, sửa chữa máy tính, siêu thị sách đều đóng cửa, điều đó khiến không ít gia đình “như ngồi trên đống lửa”, thậm chí có em còn không thể tiếp tục tham gia học cùng các bạn. Đây thực sự là những bất cập nảy sinh trong thời gian giãn cách xã hội. Mong rằng chính quyền thành phố Hà Nội sẽ có sự điều chỉnh về quy định, đưa những thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học tập vào danh mục những mặt hàng thiết yếu. Tiếng trống trường khai giảng đã vang lên, nhà trường, phụ huynh và học sinh rất mong có được sự sẻ chia, thấu hiểu từ các cấp chính quyền để việc học của các em thuận lợi hơn trong bối cảnh dịch bệnh. 

QUẢNG XƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top