Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Để Hà Nội bảo vệ vùng xanh bền vững

Thứ Tư 08/09/2021 | 09:44 GMT+7

VHO-  Hà Nội đã phải tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách ở một số khu vực, siết chặt Giấy đi đường, đồng thời nới rộng giãn cách cho một số vùng xanh, đặc biệt là vùng sản xuất. Tuy nhiên, nguy cơ vùng xanh cũng khó bền vững nếu tỷ lệ tiêm vắcxin phòng Covid-19 của người dân còn thấp.

Tại chỉ thị số 20 ngày 3.9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo trước ngày 15.9 phải nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 để TP vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế.

Chỉ là chống đỡ tạm thời…

Việc triển khai dựa trên nguyên tắc xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên toàn bộ địa bàn TP để bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng. Hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn (dựa trên số lượng được phân giao của Bộ Y tế).

Trong thời gian giãn cách toàn xã hội hơn 40 ngày qua số vùng xanh đang tiếp tục tăng lên, bởi chính quyền địa phương đã kêu gọi tinh thần “Dân xã ta, dân phường ta, tổ ta bảo vệ phường ta xã ta, xóm ta...”. Các vùng xanh đã thực sự trở thành “pháo đài chống dịch” khi chỉ để một con đường độc đạo ra vào và có chốt kiểm soát với sự tham gia của chính quyền cơ sở xã phường và người dân ở từng khu dân cư, tổ dân phố. Tuy nhiên, không thể vì thế chủ quan vì vùng xanh chỉ có ý nghĩa tạm thời, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội, không mang tính bền vững, lâu dài. Bởi, nhu cầu đi lại, đi chợ, làm việc… của người dân vẫn diễn ra, và vẫn có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, chỉ cần qua một đêm, khi ngủ dậy vùng xanh có thể thành vùng đỏ bất cứ lúc nào. Chẳng hạn, sáng ngày 6.9, sau nhiều ngày không ghi nhận ca mắc mới, quận Cầu Giấy lại ghi nhận 1 bệnh nhân trong cộng đồng mà không rõ nguồn lây, và được biết bệnh nhân này từng mắc Covid-19 tại Nga vào năm 2020.

Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Hà Nội siết chặt Giấy đi đường, lập các rào chắn cứng, chốt “cứng”, chốt “mềm” thì cũng chỉ là chống đỡ tạm thời khi tỷ lệ người dân tiêm vắcxin còn thấp, chưa tạo được miễn dịch cộng đồng. Nếu Hà Nội tiếp tục tăng thêm thời gian giãn cách sẽ đồng thời với tăng thêm nhu cầu và số lượng các mặt hàng thiết yếu tăng lên. Chuyên gia này dẫn chứng, khi giãn cách trong thời gian học sinh nghỉ hè thì nhu cầu ít hơn, nhưng vào năm học mới nhu cầu sẽ tăng lên, đó là sách vở, đồ dùng học sinh, đó là thợ sửa máy tính, bán máy tính cho học sinh học online… Lúc đó, đồ dùng thiết yếu không còn là thực phẩm, điện, viễn thông nữa mà sẽ có rất nhiều mặt hàng khác, và có cầu ắt sẽ có cung, bán lén lút, dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được.

Tiêm 2 mũi vắc xin, cho phép đi lại đang chứng minh là không ổn

Một số ý kiến cho rằng, cần nới giãn cách cho những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin vì được tiêm 2 mũi mà ở trong nhà cũng “phí” và đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn về giấy “thông hành” đối với nhóm này. Nhưng nhiều chuyên gia y tế đã phản bác lại, vì cho rằng, như vậy là tạo sự phân biệt đối xử giữa người được tiêm và chưa được tiêm, người tiêm trước, tiêm sau trong bối cảnh nguồn cung còn thiếu. Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhấn mạnh, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 bao phủ 70% dân số, chưa có miễn dịch cộng đồng, vì thế người đã tiêm đủ liều vẫn có thể bị nhiễm (không triệu chứng hoặc nhẹ), vẫn là nguồn lây cho người khác. “Người được tiêm vắcxin mà nhiễm virus SARS-CoV-2 đi tới vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp vẫn có thể lây lan cho người chưa tiêm vắcxin và gây bùng phát dịch”, ông Phu nói. TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực phía Bắc cho biết, trên thế giới, một số nước cũng áp dụng chính sách đối với những người đã hoàn thành 2 mũi vắcxin, không cần đánh giá kháng thể được cho phép đi lại bình thường, đang chứng minh việc áp dụng đó không ổn. “Số lượng người bị nhiễm đột phá khá cao, lên tới 40% tùy loại vắc xin, vắc xin có tỷ lệ nhiễm đột phá dao động từ 20% đến 40%. Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay cũng không biết có thuộc diện có bị nguy cơ bị nhiễm đột phá hay không?”, TS Thái nói.

Cũng theo ông Phạm Quang Thái, việc hoàn thành 2 mũi tiêm chỉ có giá trị bảo vệ người tiêm đó khi nhiễm bệnh sẽ có tình trạng lâm sàng nhẹ, tải lượng virus thấp, thời gian đào thải virus ngắn hơn nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Do đó, nếu đặt ra vấn đề hoàn thành tiêm chủng vắc xin Covid-19 để kết luận được đi lại thoải mái rất khó. Như vậy, để đánh giá được một cộng đồng sống trong khu vực an an toàn tức là khu vực đó người tiêm vắc xin với tỷ lệ cao, bao gồm đối tượng người cao tuổi, người bệnh nền thì mới có thể tính tới việc cho đi lại thoải mái trong vùng an toàn. Để thực hiện điều này thì Hà Nội tiếp tục phải tăng cường tiêm vắc xin cho người dân mới có thể chống dịch hiệu quả thay vì tăng thời gian giãn cách xã hội.

Theo số liệu tiêm chủng của Bộ Y tế, đến nay Hà Nội đã được phân bổ 4.313.400 liều vắc xin trên tổng số 11.375.541 liều dự kiến. Đến ngày 6.9 đã có 66,45% dân số trên tổng số 5.745.728 triệu người (độ tuổi từ 18 tuổi trở lên) được tiêm ít nhất 1 mũi, như vậy còn hơn 1,9 triệu người trong độ tuổi chưa được tiêm. Số vắc xin đã được sử dụng chiếm 75,19% số lượng được phân bổ thực tế, như vậy còn 1.070.000 liều vắc xin chưa được tiêm. Theo kế hoạch, trong 1 tuần tới Hà Nội cần gần 2 triệu liều để tiêm cho gần 2 triệu người, nhưng số vắc xin hiện có chỉ khoảng 50%, và vẫn phải tiếp tục chờ Bộ Y tế phân bổ. Cũng theo bảng xếp hạng của Bộ Y tế, Hà Nội là 1 trong 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất nếu tính về tỷ lệ đã tiêm so với tỷ lệ dân số dự kiến tiêm. 

 Một số nước cũng áp dụng chính sách đối với những người đã hoàn thành 2 mũi vắc xin, không cần đánh giá kháng thể được cho phép đi lại đang chứng minh việc áp dụng đó không ổn. Số lượng người bị nhiễm đột phá khá cao, lên tới 40% tùy loại vắc xin, vắc xin có tỷ lệ nhiễm đột phá dao động từ 20% đến 40%.

Đối với Việt Nam hiện nay cũng không biết có thuộc diện có bị nguy cơ bị nhiễm đột phá hay không?

(TS.BS PHẠM QUANG THÁI, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực phía Bắc)

 NGUYÊN KHANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top