Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Trong khó khăn càng ấm áp tình người...

Thứ Hai 06/09/2021 | 10:14 GMT+7

VHO- Giữa những ngày Hà Nội gồng mình chống dịch đã có không ít câu chuyện ấm áp về tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng. Ở một góc độ nào đó, có thể coi dịch Covid-19 như là “phép thử”, một chất xúc tác để khơi dậy những yêu thương vốn dễ bị khuất lấp trong đời sống thường ngày.

 

 Chị TrươngThị Minh Lan cùng đồng nghiệp đón nhận những suất phở yêu thương

Đều đặn mỗi ngày, khi mọi gia đình đang quây quần bên mâm cơm tối, những công nhân vệ sinh môi trường lại có mặt trên khắp các tuyến phố để làm nhiệm vụ.

Điu gin d

Đối với những công nhân làm ca đêm, công việc sẽ bắt đầu từ 19h và chỉ kết thúc vào rạng sáng khi túi rác cuối cùng lên xe tải hướng về ngoại thành. Hơn 30 năm gắn bó với nghề quét rác, chưa khi nào chị Trương Thị Minh Lan, Tổ trưởng Tổ 3 Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) lại thấy Thủ đô tĩnh lặng như những ngày thực hiện giãn cách xã hội. Chị kể, những con hẻm trên phố Tôn Đức Thắng vốn đã quen thuộc hơn cả đường về nhà nay vắng người qua lại, bỗng trở lên xa lạ...

Giữa lúc tiếng chổi tre vẫn vang lên đều đều, chị Lan vô cùng bất ngờ khi được tặng những suất phở yêu thương trong đêm. Không giấu nổi sự xúc động, chị rưng rưng: “Hương phở thơm ngào ngạt khiến bản thân mình chợt nhớ tới những ngày Hà Nội không dịch bệnh, không phải giãn cách. Từ lâu mình không được ngửi hương vị ấy. Thực sự mình và mọi người trong Tổ rất hạnh phúc khi được đón nhận những điều tốt đẹp và ý nghĩa này”. Là người trực tiếp trao những suất phở yêu thương tới các công nhân vệ sinh môi trường, chị Huỳnh Ngọc (68 Đê La Thành) bộc bạch, Hà Nội như chúng ta đang thấy, không căng thẳng bởi tiếng còi xe, không ngột ngạt vì khói bụi, không cả những tiếng cãi vã thường nhật. Nhưng mạch sống vẫn tuôn chảy mạnh mẽ nhờ những con người đang làm những công việc cao cả, thầm lặng. Cảm mến sự vất vả và hy sinh ấy, chị Ngọc đã cùng một vài người bạn làm nhiều suất phở để gửi tặng những người ngày đêm giữ sạch phố phường. Thông qua đó chị Ngọc hy vọng sẽ lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, cổ vũ tinh thần mọi người trong thời điểm thành phố đang trải qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh.

Nói về khoảnh khắc đáng nhớ sau khi đã có 150 suất phở được trao đi, chị Ngọc kể: “Chị Trương Thị Minh Lan chính là người nhận bát phở yêu thương đầu tiên của nhóm. Khi nhận suất phở còn nóng hổi trên tay, chị Lan không dùng ngay mà vội vàng đưa suất phở ấy lên phố Văn Miếu, ở đó có đồng nghiệp của chị Lan đang một mình làm nhiệm vụ trong khu vực bị phong tỏa. Đó có thể chỉ là một hành động quan tâm, san sẻ đời thường không ồn ào nhưng lại nhiều sức lan toả, không khoa trương mà lại giản dị và nhân văn”.

Vì cng đồng cũng là vì mình

Với tinh thần “tương thân tương ái”, anh Nguyễn Xuân Thông (chủ đơn vị chuyên cho thuê căn hộ, văn phòng) đã không ngần ngại sử dụng tòa nhà cao 9 tầng tại khu đấu giá Yên Xá, phường Tân Triều (huyện Thanh Trì) để làm nơi giúp đỡ những người không có chỗ ăn, chỗ ở. Nếu như trước đây, mỗi căn phòng tại tòa nhà này có giá cho thuê tối thiểu là 3-4 triệu đồng/tháng, thì nay, bất kì ai gặp khó khăn cũng có thể đến ở với mức giá… 0 đồng.

Anh Thông chia sẻ, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người không có nguồn thu để trang trải cho mức sống tối thiểu. Với mong muốn tất cả mọi người bình an vượt qua dịch bệnh và chung tay bảo vệ thành quả chống dịch của thành phố, người thanh niên trẻ ấy đã quyết định đón những người lang thang đến ở tại các căn hộ do mình quản lý từ ngày 23.8. Bước đầu, anh cung cấp 5 phòng dạng chung cư mini, đã sẵn các tiện ích cơ bản như giường, điều hòa, tủ lạnh, bếp... Mỗi phòng có thể ở được 3-4 người. Sau một ngày đăng tin, 5 phòng trống đã có người đến ở, hầu hết là lao động ngoại tỉnh. Trước khi vào ở, người dân sẽ được tiến hành xét nghiệm Covid-19 hoàn toàn miễn phí và không phải đóng bất cứ một khoản chi phí nào. Ngoài ra anh Thông còn tặng thêm gạo, mì, muối, nước mắm, nước lọc thậm chí còn tặng mỗi phòng 2 đôi chiếu mới và 4 chiếc gối. Mọi người có thể ở đến khi Hà Nội hết giãn cách, đời sống trở lại trạng thái bình thường.

Khi được hỏi về ý tưởng “lạ lùng” này, chàng trai 28 tuổi quê ở xứ Nghệ chân thành: “Không giống như các miền quê, Hà Nội là nơi tứ xứ đổ về. Đa phần đều không có người ruột thịt để nương tựa nên tôi suy nghĩ đơn giản, mỗi người có hai tay, một tay để giúp mình và một tay để giúp người khác. Những lúc như thế này, nương tựa vào nhau không chỉ làm công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn mà còn khiến mỗi người vững tin vào cộng đồng, khi đó chắc chắn dịch bệnh sẽ dần bị đẩy lùi. Nói cách khác vì cộng đồng lúc này cũng chính là vì mình”.

Những câu chuyện trên là minh chứng rõ ràng cho mỗi chúng ta thấy được rằng trong khó khăn, tinh thần đoàn kết của người dân càng thêm bền chặt. Và phải chắc chắn một điều, nếu như không có một nền tảng văn hóa vững chắc, không có đạo đức và lối ứng xử “thương người như thể thương thân” thì làm sao có thể chia sẻ tiền bạc, thời gian, công sức để giúp người cũng là giúp mình... 

VŨ MNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top