Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Phòng, tránh sốc nhiệt cho người dân và nhân viên y tế làm việc dưới trời nắng nóng

Thứ Tư 02/06/2021 | 09:25 GMT+7

VHO- Miền Bắc đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt và rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, say nắng. Đặc biệt, rất nhiều các y bác sĩ, nhân viên y tế đang phải mặc trang phục phòng dịch làm việc dưới nhiệt độ cao. Để giúp người dân có thêm kiến thức giúp mình phòng tránh và sơ cứu khi gặp người bị sốc nhiệt, say nắng,  PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về những lưu y khi bị sốc nhiệt.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40°C hoặc cao hơn. Cơ thể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể chúng ta sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể... Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật. 

Một nhân viên y tế bị sốc nhiệt

Các đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với sốc nhiệt là những người phải làm việc trong điều kiện môi trường nắng nóng, người nông dân làm việc trên cánh đồng, người công nhân làm việc trên lò cao, các vận động viên thi đấu, luyện tập dưới điều kiện nắng nóng… Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều nhân viên y tế vừa phải chiến đấu với dịch Covid-19 trong điều kiên nắng nóng, vừa phải mặc những bộ quần áo chống dịch lại không được bật điều hòa khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, là nguyên nhân gây ra say nắng, sốc nhiệt.

"Dấu hiệu đầu tiên của sốc nhiệt là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu. Cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: Đau đầu; Chóng mặt và choáng váng; Da đỏ, nóng và khô; Yếu cơ hoặc chuột rút; Buồn nôn và ói mửa; Nhịp tim nhanh; Thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê…", PGS Nguyễn Văn Chi nói.

Cũng theo Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, đối với người dân, trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời lâu thì cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước. Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng.

Khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu bệnh nhân. Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước mát toàn thân, nếu bệnh nhân tỉnh cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sỹ có thể khám, đánh giá toàn trạng bệnh nhân, hạ sốt, truyền dịch.

Liên quan đến giải pháp chống nóng cho nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã có báo cáo tới Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơnvào ngày 1.6. Viện trưởng Doãn Ngọc Hải cho hay đơn vị này đã họp các chuyên gia để đưa ra các giải pháp. Trong đó, giải pháp thay thế đồ bảo hộ thoáng khí hơn là không khả thi. Bởi những bộ đồ tương tự, tốt nhất trên thị trường hiện cũng không thoáng hơn. Việc dùng quạt cũng không khả thi vì gió quạt sẽ thổi bụi lên và tăng ô nhiễm do khuếch tán.

Với giải pháp xử lý thông gió cá nhân dạng bán mặt nạ, ông Hải cho hay thị trường hiện cũng có mũ chống dịch của Công ty Vihem giải quyết được một phần cảm giác nóng và khó chịu. Tuy nhiên, giá thành mỗi chiếc mũ này là 140 UST. Do đó, chúng ta khó có thể trang bị đại trà. Loại mũ này cũng có hạn chế như ồn, nặng, đôi lúc bị bí.

Theo ý kiến từ Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, giải pháp thông gió cá nhân sử dụng quạt đeo là khả thi nhất, giúp không khí đối lưu trong khi mặc đồ bảo hộ, giảm nóng hay khó chịu. Viện đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo và đánh giá xong. Sau khi kêu gọi được nhà tài trợ và sản xuất, sản phẩm có thể được sử dụng.

Ngoài ra, một giải pháp khác là cấp khí sạch làm mát tạm thời cho một nhóm. Giải pháp này được thiết kế một thiết bị cấp khi sạch cho bốn người. Thiết bị này di động, sử dụng pin xạc. Đây là thiết bị dân dụng tương tự máy lọc không khí trên thị trường. Đơn vị sản xuất chỉ cần công bố tiêu chuẩn cơ sở và kết quả đầu ra.Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đang xin ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn để triển khai diện rộng, khắc phục khó khăn cho nhân viên y tế tại tâm dịch.

VIỆT THANH

Print
Tags: Y tế

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top