Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Trải nghiệm ở làng nghề truyền thống

Thứ Hai 29/03/2021 | 10:14 GMT+7

VHO-  Đoàn du khách nước ngoài với hơn 30 người vừa có chuyến trải nghiệm thú vị tại làng nghề đan đệm và làm bánh tráng truyền thống tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Đây là chuyến tham qua đầu tiên của đoàn du khách trong năm mới kể từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát trở lại.

 Du khách nước ngoài thực hiện đan đệm khá thuần thục...

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40km, làng nghề làm bánh tráng ở Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi từ lâu trở thành điểm dừng chân quen thuộc cho nhiều du khách trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về làng nghề tại Sài Gòn. Không như những làng nghề khác đang có nguy cơ mai một, các lò bánh tráng truyền thống lẫn sản xuất bằng máy ở đây vẫn duy trì được nhịp độ phát triển, mang lại nguồn thu nhập cơ bản cho người dân trên địa bàn.

Để đáp ứng lượng tiêu thụ ngày càng lớn và đa dạng của thị trường, bánh tráng Phú Hòa Đông những năm gần đây đã sản xuất thêm nhiều chủng loại mới. Cùng với đó, nhiều lò bánh truyền thống đã chuyển sang sản xuất bằng dây chuyền máy móc hiện đại để gia tăng năng suất, tiết kiệm sức lao động, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường ngoài nước. Theo đó, nhằm tìm hiểu về quy trình làm bánh tráng truyền thống, đoàn du khách đã ghé thăm hộ gia đình chị Hồ Quế Châu (ấp Phú Lợi). Các công đoạn từ ngâm bột, xay bột, tráng bánh, phơi bánh,… đều thực hiện thủ công do chính tay chị Châu, người đã có thâm niên làm bánh gần hơn 20 năm trực tiếp tráng bánh hàng ngày, đồng thời phục vụ cho nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách.

Trước chị Châu, gia đình mẹ chị và họ hàng cũng đã gắn bó với nghề làm bánh tráng truyền thống này. Được biết, lò bánh tráng của gia đình chị Châu là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch khi có dịp đến thăm làng nghề. Chị Châu cho hay, do tình hình Covid-19 nên cả năm qua ông xã phải tạm nghỉ việc, phụ với chị phơi bánh, bán bánh… Công việc làm bánh của hai vợ chồng tuy không dư dả nhưng có thể nuôi được hai con ăn học, vui nhất là gia đình có thể gắn bó, duy trì được nghề gia truyền này.

 ... và hào hứng trải nghiệm tráng bánh

Thành phần bánh tráng làm ra có hai công thức chính: Nếu cách truyền thống thì gồm bột gạo, nước và muối; hoặc cách mà phần lớn các cơ sở hiện đại làm hiện nay là thay bột gạo bằng bột mì (80% bột mì và 20% bột gạo), bánh sẽ có độ dai hơn, để lâu hơn bánh làm bằng bột gạo. Tuy nhiên, mỗi loại bánh có những đặc tính riêng, tùy khách hàng thích chọn loại nào thì các cơ sở cũng có đa dạng sản phẩm để đáp ứng… Hiện các cơ sở ở Phú Hòa Đông làm nhiều loại bánh tráng để cung ứng ra thị trường như bánh siêu mỏng, bánh tráng thông dụng, bánh tráng ớt, mè, cuộn bơ, bánh tráng dứa… Cũng theo những người làm bánh lâu năm, sở dĩ bánh tráng Phú Hòa Đông được ưa chuộng và duy trì bền vững, bên cạnh tay nghề của những thợ làm bánh, thì tương tự như ở xứ Tây Ninh, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước ngọt quanh năm, nước trong có vị thanh mát chứ không nhiễm phèn, nên bánh làm ra ngon hơn những khu vực khác.

Theo ông Trần Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Hòa Đông, hiện địa phương có khoảng 100 lò bánh tráng, trong đó phần lớn làm bằng máy. Mỗi ngày các lò làm ra 40 tấn bánh, trong đó hai phần ba sản lượng được xuất khẩu. Làng nghề giải quyết việc làm cho 5.000 - 6.000 lao động trong toàn huyện với thu nhập cao hơn lao động nông nghiệp thuần từ 1,4 - 3,6 lần. Đây là một trong 6 làng nghề truyền thống được TP.HCM lựa chọn để tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong thời gian qua.

Cùng với trải nghiệm làm bánh tráng truyền thống, đoàn khách cũng đã tham quan, thực hành đan đệm cùng nông dân xã Tây Thạnh, huyện Củ Chi. So với nghề làm bánh tráng, nghề đan đệm hiện còn rất ít nông dân duy trì, do đầu ra ngày càng thu hẹp. Theo anh Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Thạnh, trước kia nghề làm đan đệm khá phát triển, tuy nhiên những năm gần đây nhu cầu thị trường ít, đồng thời những người làm nghề cũng lớn tuổi. Nghề đan đệm thu nhập không đủ sống nên nhiều người không mặn mà. Hiện toàn xã chỉ còn chưa đến 10 hộ theo nghề, sống rải rác trên địa bàn... 

K.GIANG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top