Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ "đánh thức ký ức"

VHO- Tại điểm cao 800, có hai phế tích thu hút đông khách du lịch check in là nhà thờ và Trại hè thanh niên. Tuy nhiên, rất ít người biết được các công trình này được xây dựng ra sao, khi nào? Còn tại điểm cao 1000, ngoài phế tích nhà tù mà nhiều người nhầm tưởng đây là nơi “biệt giam” tù chính trị, có 1 phế tích biệt thự là nơi “ở ẩn” của ông chủ xưởng mộc MeMo nổi tiếng những năm 40 của thế kỷ trước.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Một góc phế tích khu Trại hè Thanh niên tại cote 800

Trại hè Thanh niên cote 800

Mùa hè năm 1940, khoảng 60 thanh niên, gồm 20 thanh niên người Pháp và 40 người Việt Nam đã đến Ba Vì cắm trại ở độ cao 800m, trên sườn Bắc dưới sự hướng dẫn của ông R. Paul Seitz. Đây là khu đất mới được phát quang và dựng các lán trại bằng rơm. Đường dẫn vào trại là một con đường mòn khó đi, bắt đầu từ cote 400. Sự hào hứng ban đầu nhường chỗ cho mồ hôi rơi lẫn vào sương, sau 40 phút đi bộ khá vất vả, các thanh niên đã đến nơi tập kết. 

Năm 1941, trại hè lần thứ hai được tổ chức, thu hút 170 người tham gia, trong đó 70 người quốc tịch Pháp. Lúc này, tại đây đã có hai ngôi nhà xây kiên cố, gồm một nhà nhỏ 2 phòng và một nhà lớn có sức chứa 50 người. Số còn lại ở trong các nhà sàn bằng gỗ, lợp rơm, cứ 10 người ở trong một nhà. Những ngôi nhà này do ông R.P. Seitz bỏ tiền túi xây dựng.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Paul Seitz (1906 - 1984)   Ảnh tư liệu

Thành công của hai lần tổ chức khiến ông R.P. Seitz nghĩ đến việc quy hoạch và mở rộng khu trại hè để tổ chức trại hè thường niên. Ông dự kiến xây thêm 2 ngôi nhà lớn, mỗi nhà có sức chứa 100 người và 24 nhà nhỏ, mỗi nhà cho 10 người và người phụ trách ở. Khu dịch vụ gồm: bếp, phòng ăn, phòng tắm, bể chứa nước, đường cấp nước, khu vệ sinh... cũng được quy hoạch chi tiết. Với quy mô này, dự kiến mùa hè năm 1942 sẽ đón 400 thanh niên đến sinh hoạt và nghỉ dưỡng tại đây. Ông R.P. Seitz đề xuất việc này với Thống sứ Bắc Kỳ và nhận được sự đồng ý. Tuy nhiên, việc xây dựng chỉ có thể tiến hành sau khi làm xong đường ô-tô, do không thể chuyên chở 500 tấn vật liệu cần thiết bằng sức người (cõng lưng) hay ngựa thồ trên con đường mòn nói ở trên. 

Ngày 9.2.1942 hơn 200 tù nhân đã được đưa từ Hà Nội lên ở trong một lán trại tại điểm cao 630 để làm con đường.  Chỉ với độ dài 2 km nhưng phải mất 2 tháng con đường mới hoàn thành và tiêu tốn 2.000 USD cho nguyên vật liệu: thuốc nổ, dụng cụ và cầu tạm. Ngày 2 tháng 5 năm 1942, những xe camion đầu tiên đã lên được cote 630. Tuy nhiên, việc vận chuyển vật liệu từ điểm cao 400 lên công trình trại hè vẫn phải trông vào sức người. Các tù nhân đã được lệnh cõng hơn 400 tấn vật liệu đến chân công trình. Việc này diễn ra trong 2 tháng. Mặc dù được đôn đốc đẩy nhanh nhưng các công trình tại Trại hè Thanh niên vẫn không hoàn thành đúng tiến độ. 

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Cổng vào phế tích Trại hè Thanh niên

Năm 1942, trại hè đón 300 thiếu niên, gồm: 180 trẻ quốc tịch Pháp; 105 trẻ Á - Âu (Hội Hỗ trợ trẻ em Pháp - Đông Dương tại Hà Nội); 25 trẻ Việt Nam đến nghỉ dưỡng và sinh hoạt. Ngay sau trại hè kết thúc vào cuối tháng 8 năm 1942, ông R.P. Seitz cho hoàn thiện các công trình xây dựng còn dở dang. Ông cũng xúc tiến kế hoạch xây dựng thêm các công trình nhà ăn, cửa hàng bán thực phẩm, sân vận động và bể bơi vào năm 1943.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Những dấu tích còn lại của khu trại hè từng rất sôi động gần 80 năm trước

Do trại hè có tới 10 tháng không hoạt động trong năm, ông R. P. Seitz đề nghị được gom, đón trẻ em ăn xin trên đường phố, hoặc ở trong các trại tù đưa về khu trại hè nuôi dưỡng. Từ tháng 12 năm1943, Trại hè Thanh niên trở thành nơi đón tiếp trẻ bị bỏ rơi và có thêm một tên mới - Trại mồ côi Sainte-Thérèse. Trại này đã đón nhận lần đầu 80 trẻ mồ côi đến sinh sống.
Nơi “ở ẩn” của ông chủ xưởng mộc MEMO 

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Phế tích nhà hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc được tìm thấy năm 2009  và được Vườn Quốc gia Ba Vì  bổ sung vào danh sách các phế tích tại núi Ba Vì


 Khu nghỉ mát coet 1000 được quy hoạch năm 1943 theo Quyết định số 2815 ngày 5/4/1943 của Toàn quyền Đông Dương.Theo quy hoạch, Khu nghỉ mát cote 1000 được phân làm 3 khu vực, gồm 115 biệt thự, các khách sạn, các công trình công cộng như cửa hàng, trạm xá, sân bóng, chợ... 
 Đầu năm 1942, kế hoạch xây dựng khu nghỉ mát tại cote 1000 được xúc tiến. Tại sườn Tây đỉnh Tản viên, một nhà tù được xây dựng trên diện tích 1000m2 để giam giữ tạm thời hơn 300 tù nhân trong thời gian họ bị đưa lên núi làm đường và xây dựng các khu nghỉ mát. Tuy nhiên, vì nhiều lý do trong đó cho đến giữa năm 1943, việc xây dựng khu nghỉ mát tại cote 1000 vẫn trong tình trạng “án binh bất động”. 

Cho đến cuối năm 1944, tại cote 1000 mới chỉ có vài công trình của cá nhân được khởi công xây dựng và hoàn thiện. Trong số này có công trình nhà ở của họa sĩ, nhà thiết kế nội thất nổi tiếng Trịnh Hữu Ngọc. Ông Ngọc sinh năm 1912, quê Bắc Giang. 19 tuổi, ông thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học khóa IX (1933-1938). Thời gian đi học, ông  phụ giúp ông Nam Sơn (người tham gia sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương cùng với họa sĩ Pháp V.Tardieu). Năm 1940, ông Ngọc dựng xưởng mộc với máy móc nhập từ Pháp sang và gần 20 thợ tinh tuyển. Xưởng mang tên MEMO Ébénisterie - Nhà trang trí  nội thất và làm đồ gỗ hiện đại đầu tiên ở Việt Nam. MEMO là chữ viết tắt của chữ Mémoire, có ý ai đã dùng đồ gỗ từ xưởng của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc sẽ nhớ mãi không quên. Ông Ngọc mua lại lô đất của một cá nhân ở cote 1000. Lô đất này nằm trên đường đi lên đỉnh Ngọc Hoa. Ông Ngọc cho xây dựng trên lô đất một ngôi nhà chính bằng gạch, đá, tường dày 50 cm; một số công trình phụ bằng gỗ; khu chuồng ngựa, khu nuôi gà và trồng trọt. Đây không chỉ là nơi nghỉ dưỡng mùa hè, xưởng vẽ tranh trên núi mà ông Ngọc đưa cả gia đình lên núi ở trong một thời gian dài. Theo họa sĩ Trịnh Lữ (Trịnh Hữu Tuấn), con trai của ông Ngọc, gia đình ông đã sống trong ngôi nhà tại cote 1000 đến năm 1948 mới … hạ sơn về Hà Nội.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Hoạ sĩ Trịnh Lữ, con trai hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc tại phế tích ngôi nhà năm xưa của gia đình

Năm 1954, ông Ngọc biến xưởng mộc MEMO của mình thành trường dạy vẽ. Xưởng thiết kế nội thất và dạy vẽ của ông Ngọc rất nổi tiếng thời đó. Nhiều tác phẩm hội họa của ông được chọn làm quà tặng các chính khách, bạn bè nước ngoài khi họ đến thăm Việt Nam.

Năm 2009, hoạ sĩ Trịnh Lữ đã đến núi Ba Vì, đi theo bản đồ địa chính năm 1941 để tìm kiếm ngôi nhà xưa của gia đình. 

Gần 80 năm trôi qua, ngôi nhà của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc giờ là phế tích hiếm hoi còn tồn tại ở điểm cao 1000. Tại đây, các bức tường xây bằng đá vẫn trụ vững nhờ những cây to có rễ bám quanh tường làm điểm tựa. 

Đặt nhiều kỳ vọng vào quy hoạch khu nghỉ mát cao độ 1000  và đã rất nỗ lực để biến “giấc mơ” thành hiện thực nhưng cho đến cuối năm 1944, phần lớn các công trình trong quy hoạch tại độ cao này vẫn nằm trên giấy. 
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam. Dự án xây dựng khu nghỉ mát mới tại cote 1000 chính thức khép lại.

Giấc mơ ... “đánh thức” những huyền thoại

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Những phế tích đang ngủ yên

Từ những năm 1883-1884, người Pháp đã chú ý đến núi Ba Vì với tư cách là một địa điểm có thảm động, thực vật phong phú. Ông Paul Bert là một trong số những người để mắt đến núi Ba Vì. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thống sứ Bắc Kỳ, ông  Paul Bert liên lạc với Benjamin Balansa, nhà thực vật học nổi tiếng thuyết phục ông này sang Việt Nam tìm hiểu về động, thực vật ở núi Ba Vì. Benjamin Balansa đến VN tháng 4.1886 và bắt đầu đến núi Ba Vì vào tháng 6.1886. Trong thời gian 5 năm, ông có nhiều tháng sống trên dãy núi Ba Vì, sưu tầm được 5600 mẫu thực vật gửi về Bảo tàng Paris. Benjamin Balansa  cũng là người  thừa  lệnh Thống sứ Bắc Kỳ Paul Bert sang đảo Java mang cây Cà phê và cây Canh –ki-na về trồng thử nghiệm trên núi Ba Vì. Những bài viết của Benjamin Balansa  gửi về Pháp và được các báo đăng tải đã khiến nhiều người ở Pháp biết đến Ba Vì: “Thảm thực vật ở núi Ba Vì thật là vô tận. Sau hơn một năm khảo sát, tôi vẫn chưa biết hết các loại thực vật tại đây. Tôi chưa bao giờ thấy một sự đa dạng thực vật như vậy ở các chuyến khảo sát trước đó. Cùng một diện tích, Bắc bộ chắc chắn là nơi có thảm thực vật đa dạng nhất trên thế giới, nhất là ở độ cao không thật cao. Đây là một xứ sở tuyệt vời”. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng làm rẫy đã khiến nhiều dãy núi ngang, từ độ cao 600 m trở xuống ở Ba Vì  rơi vào cảnh “hết rừng”, có tranh mọc lút đầu. Năm 1925, Pháp cho lập 320 ha vườn ươm tại Đá Chông, Ba Vì để phục vụ việc trồng lại rừng trên núi. 

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Núi Ba Vì luôn thay đổi sắc màu bởi sương và nắng đôi lúc hoà quyện vào nhau

 Năm 1931, Uỷ banBảo tồn rừng đã họp tại Phủ Công sứ Sơn Tây với sự có mặt của ông M.Gallois Montbrun, Công sứ Pháp tại Sơn Tây; ông Erilot, Thanh tra chính về rừng và nhiều thành viên khác là tri huyện, lý trưởng... Hội đồng này đã ra quyết định Khu bảo tồn rừng Ba Vì là 6500 ha. 
Năm 1932, việc trồng lại rừng được triển khai. Hơn 300.000 cây được đưa từ các vườn ươm ở Đá Chông lên. Chiến dịch trồng lại rừng này đã phủ xanh 150 ha đồi trồng với mật độ 2000 cây trồng/ha. Việc bảo tồn rừng của người Pháp nằm trong kế hoạch bảo vệ môi trường sinh thái để đặt vào lòng nó một khu nghỉ mát lý tưởng gần Hà Nội. Vì thế, trong tất cả các văn bản liên quan đến quy hoạch, xây dựng khu nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì, Pháp đều nhấn mạnh việc bảo tồn rừng, nghiêm cấm chặt phá cây, sẵn bắn, phá huỷ môi trường. Phải coi thiên nhiên là “đặc sản” tại khu nghỉ dưỡng này. Theo đớ, các công trình xây dựng tại Ba Vì gần 100 năm trước đều phải tuân thủ nguyên tắc hài hoà với cảnh quan, môi trường. Trong quá trình thi công, chính quyền có thể tiến hành thanh tra để xem công trình xây dựng có phù hợp với quy hoạch, bản vẽ và những chỉ dẫn liên quan đến tiêu chí của vật liệu theo kế hoạch đã được thông qua hay không. Trường hợp công việc thi công không đúng với những cam kết chủ công trình sẽ bị tước quyền sử hữu. Được đặt trong lòng thiên nhiên hoang sơ, những phế tích rêu phong đang bị thời gian phá huỷ. Những ý tưởng “đánh thức” phế tích  đã được đặt ra.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Những công trình được thiết kế lại trên nền các phế tích cũ hài hoà với thiên nhiên

7-8 năm trước, điểm 400m còn nhiều phế tích nằm dọc đường chính. Nay, khu vực đó chỉ là một khoảng trống với màu xanh của cỏ. Điều này cũng sẽ xảy ra với các phế tích ở những điểm cao khác. Ứng xứ thế nào với phế tích? Phát huy các phế tích ra sao để phát triển du lịch mà vẫn bảo vệ được môi trường? Đây là vấn đề mà những nhà văn hoá, những người làm du lịch luôn trăn trở. Năm 2009, kiến trúc sư Richard Canu được mời đến Ba Vì để  “vẽ lại giấc mơ xưa” tại cote 600. Chạm tay vào từng viên gạch, hoa văn ở phế tích; vẽ lại trong sự tưởng tưởng của mình những biệt thự trong quá khứ, Richard Canu thốt lên: “Quá ấn tượng”. Ấn tượng mà Richard Canu nói đến chính là sự hài hoà giữa thiên nhiên và công trình kiến trúc trên núi với độ lùi cả trăm năm. Với tư duy và góc nhìn của một kiến trúc sư, Richard Canu cảm nhận sự giao hoà và cộng hưởng về ý tưởng thẩm mỹ của hai thế hệ ở hai đầu thế kỷ. Sự giao hoà ấy là nguồn cội nảy sinh trong ông những ý tưởng kiến trúc độc đáo, lãng mạn và giàu ý nghĩa trong tương lai. 

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Bể bơi vô cực được ôm trọn bởi màu xanh của cây lá

Đồng quan điểm với Richard Canu, hoạ sĩ Thành Chương, người rất thành công khi kéo được khách du lịch đến với Phủ Thành Chương đậm bản sắc Việt nói:Để biến phế thành giá trị phục vụ cho đời sống ngày hôm nay, chúng ta cần phải hiểu cái gốc, cái cốt lõi của khu vực núi Ba Vì. Rừng nguyên sinh là cái gốc. Những khu rừng nguyên sinh như này không còn nhiều ở cả  Việt  Nam  và thế giới. Hơn thế, khu rừng quốc gia Ba Vì còn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam, vì vậy, phát triển luôn phải đề cao giá trị của rừng, lấy rừng làm gốc. Tôi đã đến khu nghỉ dưỡng cote 600, thấy việc “đánh thức phế tích” đang làm ở đây là đúng hướng bảo vệ rừng nguyên sinh. Tất cả đều không động chạm vào rừng nguyên sinh. Quan điểm của tôi là cần đánh thức các phế tích, khai quang, phát sáng , đem lại giá trị của nó trong hiện tại”.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Các phòng nghỉ đều ẩn mình vào thiên nhiên, cổ kính như bước ra từ quá khứ

Ở góc nhìn của một nhà sử học, ông Dương Trung Quốc cho biết: “Bước vào thế kỷ XX, người Pháp tin chắc rằng đất nước này, xứ sở này sẽ mãi mãi là “lãnh thổ hải ngoại” của họ, nên những người cầm quyền cũng như những nhà thực dân đều nhìn nhận Ba Vì như một miền đất hứa, trước hết cho cuộc sống của chính họ, cộng đồng người Âuchâu cần một không gian gần gũi về sinh thái và khí hậu như miền quê  châu Âu xa xôi của họ. Và vẻ đẹp đầy quyến rũ của cảnh quan Ba Vì càng làm cho họ đầu tư nhiều hơn không chỉ tiền bạc mà cả trí lực vào  vùng đất này. Để đạt mục tiêu khai thác, người Pháp đã ứng xử đối với Ba Vì với một sự nghiêm cẩn và khoa học, điều mà ngày nay chúng ta có thể học hỏi”.
Cũng theo ông Dương Trung Quốc, giải quyết câu chuyện giữa bảo tồn và phát triển hay khai thác hợp lý tiềm năng của Ba Vì chắc chắn là một bài toán khó. Tuy nhiên trên thế giới bài toán này đã có lời giải rất phổ biến và hiệu quả. Họ đã phát triển, cải tạo các phế tích cũ để thu hút cộng đồng đến hưởng thụ và tìm hiểu trực quan những dấu ấn của lịch sử, văn hóa. Đó là một cách làm thiết thực để quá khứ không còn chỉ nằm trên giấy. Phương thức này đồng thời tạo nên nguồn kinh phí để bù đắp phần nào cho việc duy trì và bảo vệ các di tích vốn rất eo hẹp.

Chuyện kỳ thú về biệt thự nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì ( Bài cuối): Từ Trại hè cote 800 đến nơi ở ẩn của ông chủ xưởng MEMO và giấc mơ

Phòng ăn được bài trí hiện đại trên nền của phế tích cũ

Kiến trúc sư Richard Canu và các đồng sự người Pháp và Việt Nam đã đổ trí lực, tâm huyết cho giấc mơ đánh thức phế tích trên cơ sở nghiên cứu kỹ  bản đồ quy hoạch, bản vẽ thiết kế các công trình biệt thự khu nghỉ dưỡng của Pháp để lại... Những bước đi đầu tiên của các nhà đầu tư trong dự án bảo tồn và khai thác các phế tích cũ tại Ba Vì được giới khoa học nhìn nhận là “đúng hướng”. Đó là giữ được các dấu tích của dự án nguyên bản của người Pháp, đồng thời khai thác đúng với mục tiêu quy hoạch ban đầu của nó là phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng. Có thể nói, giải pháp kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan núi rừng, đã phần nào khơi dậy một giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát triển.

Bài & ảnh: CHU THU HẰNG

Ý kiến bạn đọc