Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Những chiến binh ở đâu có dịch là ta cứ đi

Thứ Sáu 05/02/2021 | 10:29 GMT+7

VHO -Kết thúc cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Bộ Y tế với các địa phương có dịch Covid-19 vào chiều tối 2.2, TS.BS Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, vội vã rời khỏi phòng giao ban của Bệnh viện Dã chiến số 2 Hải Dương trở về nhà khách thu dọn hành lý.

 Lấy mẫu, phân loại, xét nghiệm tại Hải Dương được các cán bộ làm việc suốt ngày đêm Ảnh: KIM DUNG

Trước đó ông đã nhận được lệnh lên đường bay vào Gia Lai để cùng các đồng nghiệp chống dịch.

Chuyên gia thiết lập bệnh viện dã chiến

“Việc thiết lập các cơ sở điều trị chuyên biệt là đặc điểm chung cho công tác phòng, chống các loại bệnh truyền nhiễm. Nhờ vào các bệnh viện dã chiến chúng ta có thể triển khai công tác điều trị cho một nhóm bệnh nhân, khoanh vùng và thu dung những bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, qua đó hạn chế khả năng lây lan của dịch bệnh. Những bệnh viện dã chiến chỉ nên dừng lại ở việc thu dung những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, thậm chí không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi và cách ly bệnh nhân một cách tốt nhất”, TS Sơn nhấn mạnh.

Nhớ lại những ngày nắng nóng cuối tháng 7.2020 tại “trận địa” Đà Nẵng, TS.BS Sơn cũng được cử “cắm chốt” tại Bệnh viện dã chiến ở đây, rồi đến ngày 27.1, khi phát hiện ca bệnh đầu tiên ở Hải Dương, ông lại có mặt ngay lập tức trực tiếp giám sát thiết lập toàn bộ hệ thống Bệnh viện Dã chiến số 2 của Hải Dương. Và giờ đây ông đến Gia Lai để cùng với ngành Y và đồng nghiệp để tiếp tục cuộc chiến bảo vệ sức khỏe người dân trong vùng dịch. “Từng lăn lộn qua 3 “trận địa” nhưng tình cảm và nhiệt huyết trong ông chưa bao giờ sụt giảm vì theo ông, mỗi nơi lại mang một dấu ấn đặc biệt. Ở Đà Nẵng, điều kiện kinh tế tốt hơn, nhưng ở đó có nhiều y bác sĩ bị nhiễm bệnh và bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân có bệnh nền tăng lên nhanh chóng. Đối với Hải Dương ông xác định phải cố gắng hết sức để khống chế dịch. Còn ở Gia Lai, khu vực Tây Nguyên nơi mà hệ thống hồi sức cấp cứu vẫn còn thiếu thốn và cần nhiều sự hỗ trợ.

Chắc chắn rằng những đồng nghiệp của ông ở Tây Nguyên sẽ gặp khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Với niềm tin rằng sự có mặt của ông và những đồng nghiệp sẽ là một sự đông viên khích lệ vô cùng to lớn đối với những y bác sĩ ở nơi đây, từ đó sẽ chiến thắng cuộc chiến này một lần nữa.

Mặt trận âm thầm nhưng vô cùng quan trọng

Cũng “trên từng cây số” tại các vùng dịch, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, luôn là người chỉ huy có mặt ở hầu hết những “điểm nóng” như Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Đà Nẵng, Chí Linh (Hải Dương)… Tại đợt dịch này, với tư cách là Trưởng đoàn công tác của Viện tại Hải Dương, PGS.TS Trần Như Dương nhận định chủng virus mới cótốc độlây lan rất nhanh, tất cảcác lực lượng phải nỗlực thần tốc, thần tốc vàthần tốc chạy đua với thời gian đểcóthểchiến thắng dịch bệnh.

Theo PGS Dương, chủng virus ởHải Dương được xác định làbiến chủng ởAnh, có khảnăng bám dính ởtếbào người rất mạnh, phải bám dính vào người thìmới cókhảnăng lây nhiễm. Hơn nữa tốc độtăng 70% so với chủng cũ đồng thời chu kỳ lây truyền rút ngắn chỉcòn 2-3 ngày so với 5 ngày như trước đây, có nghĩa là chúng ta đang phải chiến đấu với kẻ thùnguy hiểm hơn rất nhiều, vì thế phải chuyển sang phương án tốc độ, tốc độvàtốc độđểxử lý. Nhiệm vụ là phải đi thật nhanh, nếu chậm hơn virus là thua virus. Để thắng hạn chế tốc độlây lan của virus, PGS.TS Trần Như Dương đã sắp xếp các đội truy vết không kểngày đêm, ra danh sách chuyển ngay xuống địa phương đểtổ chức cách ly bất kểđêm ngày. Các thông tin được chuyển đi là theo tiến độ chứkhông phải theo sự hoàn thành, được đến đâu chuyển đi đến đấy. Chẳng thế mà, khi màn đêm buông xuống, không gian tĩnh lặng bao trùm cả TP Hải Dương đang giãn cách xã hội thì vẫn có một tòa nhà luôn luôn sáng đèn. Đó là Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hải Dương, bên trong đó, hàng nghìn mẫu bệnh phẩm đang được phân loại và xét nghiệm đểtruy vết.

Trong căn phòng đâu đâu cũng là mẫu thử, những đôi mắt của cán bộy tế ửng đỏ vì thiếu ngủ nhiều ngày, nhưng đôi tay của họ lúc nào cũng thoăn thoắt sắp xếp, ghi chép, dán thông tin bệnh phẩm… Chịu trách nhiệm toàn bộ ê kíp xét nghiệm, ông Nguyễn Nhân Duy (chuyên gia sinh học phân tử) cho biết: “Khi nhận được tin, tôi và một vài bạn khác đã bay từTP.HCM ra với quyết tâm cố gắng hỗ trợ Hải Dương sớm kiểm soát được dịch bệnh. Bằng mọi giá, đêm hôm cũng phải cố gắng làm. Ai cũng có gia đình, có nỗi niềm riêng nhưng cần phải gác lại, thậm chí Tết sắp đến rồi nhưng phải nghĩ tới cái lớn hơn là vì xã hội. Sự nỗ lực của chúng ta sẽ giúp sớm kiểm soát được dịch bệnh. Gia đình là một phần của xã hội, giúp được xã hội là giúp được gia đình”.

Hầu hết các thành viên trong nhóm đã từng chinh chiến ở Đà Nẵng và giờ tiếp tục “chia lửa” cùng Hải Dương. Các thành viên trong đội xét nghiệm làm việc từ sáng đến 16 - 17h chiều để chạy máy thửmẫu, tới 20h các mẫu xét nghiệm ở các nơi đổ về, họlại vào guồng quay phân loại và tiếp tục làm đến khi trời sáng. Nhiều người cho biết, 4 ngày đầu dịch chỉ được ngủ tổng cộng được khoảng 8 tiếng, nhưng không một ai kêu than mà tất cảvẫn cần mẫn làm việc đã quánửa đêm. “Tôi đã từng tham gia vào điểm nóng Đà Nẵng nên quen với cường độ làm việc cao. Lần này có hơi chút khác biệt vìlànăm đầu tiên đón Tết xa nhà nhưng với tôi đó chỉ là điều nhỏ, điều lớn hơn là phải quyết tâm chống dịch thành công”, chị Nguyễn Phạm Kim Ngân (Khánh Hòa) chia sẻ.

Đi kiểm tra công tác cách ly tại Hải Dương, PGS.TS Trần Như Dương trầm ngâm, xúc động chia sẻvới lực lượng giám sát, quản lý khu cách ly: “Tết đến đáng lẽ ra sẽ được ăn uống, mua sắm cùng gia đình nhưng phải vào đây thì ai chẳng có tâm tư. Nhưng tất cả chúng ta từ cán bộ đến người dân phải xác định đây là trách nhiệm chung, trách nhiệm công dân đối với xã hội, quê hương, cùng nhau gánh vác, đều là vì sức khỏe gia đình và bà con. Các đồng chí cùng nhau chia sẻ khó khăn và cố gắng khắc phục”. 

 N.KHANG - A.VĂN

 

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top