Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bế mạc lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam

Thứ Hai 30/11/2020 | 10:16 GMT+7

VHO-  Sau nhiều ngày diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch ấn tượng với sự tham gia của hơn 500 nghệ nhân đồng bào các dân tộc thuộc 15 tỉnh, thành trong cả nước, lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II.2020 đã khép lại vào cuối tuần qua với nhiều dấu ấn đáng nhớ.

 Đông đảo du khách xem trình diễn trang phục thổ cẩm

Chia sẻ với chúng tôi tại lễ hội, nghệ nhân Y Din, 67 tuổi người dân tộc Êđê (Kon Tum) cho biết, từ khi 2 tuổi bà đã được nghe tiếng khung cửi, đã được nhìn thấy những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn độc đáo. 12 tuổi, qua sự truyền dạy của bà ngoại, của mẹ nên đã biết dệt. Và năm nay 67 tuổi, mỗi ngày bà Y Din làm việc đều bên khung dệt. Bà nói rằng, tình yêu với nghề dệt thổ cẩm đã ngấm sâu vào máu thịt, đến khi nào về với Yàng, bà mới buông khung cửi, mới thôi dệt. “Ngày trước, là thiếu nữ ai dệt đẹp sẽ được nhiều chàng trai để ý. Bây giờ, chúng tôi già rồi, chúng tôi giữ, lưu truyền nghề dệt để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống”, bà Y Din nói. Không riêng gì nghệ nhân Y Din, hơn 500 nghệ nhân đến với lễ hội lần này đều có mong muốn được nhà nước quan tâm, phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm tại các bon, buôn tạo công ăn việc làm cho người dân đồng bào, và thổ cẩm trở thành nét văn hóa đặc sắc, thiêng liêng trong đời sống người dân.

Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định thổ cẩm chính là “gia tài văn hóa” mà các nghệ nhân, đồng bào đã chắt chiu, sáng tạo nên, vừa đa dạng vừa độc đáo, chứa đựng nhiều tín ngưỡng, quan niệm sống, tư duy thẩm mỹ đã làm nên những nét văn hóa đặc trưng truyền thống riêng của từng dân tộc. Vì vậy, các cấp chính quyền, trong đó có Đắk Nông đang triển khai những giải pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, làm sống dậy các làng nghề thổ cẩm tại các bon, buôn, làng, xã để thu hút khách tham quan. Việc bảo tồn và phát triển thổ cẩm không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là sứ mệnh của chúng ta đối với một phần di sản quan trọng và thiêng liêng đã được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

 XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top