Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Đền Đức Thánh Cả, ngôi đền cổ Xứ Thanh

Thứ Ba 22/09/2020 | 10:50 GMT+7

VHO-Đền thờ Đức Thánh Cả là một ngôi đền cổ, thờ Tứ vị Thánh Nương, tọa lạc tại thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Với những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc quan trọng, năm 2010, đền thờ Đức Thánh Cả đã được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Truyền thuyết về ngôi Đền

Theo sách “Thanh Hóa chư thần lạc” ghi chép lại thì Tứ vị thánh nương có 81 nơi thờ, trong đó có làng Hanh Cù, trước năm 1916 thuộc tổng Thạch Tuyền, huyện Nga Sơn, hiện nay là làng Vạn Thắng xã Đa Lộc. Tục thờ Tứ vị thánh nương là tín ngưỡng phổ biến, có vai trò quan trọng nhất trong tâm linh của ngư dân người Việt.

Cậu Vũ Ngọc Chinh, vị trụ trì của ngôi đền cho biết: Không ai biết chính xác đền thờ Đức Thánh Cả được xây dựng từ năm nào, chỉ biết đền được xây dựng dưới thời Nguyễn.

Câu chuyện được dân gian lưu truyền rằng cuối niên hiệu Trùng Hưng (1278-1279), quân Tống bị quân Mông đánh tan ở Nhai Sơn, vua Tống đã mang gia quyến, bề tôi, quân lính tùy tùng hơn 800 người lên thuyền trốn ra biển. Thế cùng lực tận lại bị quân giặc đuổi theo rất gấp, vua tôi nhà Tống đã phải nhảy biển tự tử. Tử thi Thái hậu họ Dương và bà Thái Hậu trôi dạt vào cửa Cờn sắc mặt vẫn hồng hào như người sống. Dân chài thương xót đã lập am thờ.

Sau này, khi vua Trần Anh Tông mang quân đi đánh Chiêm Thành đã chiêm bao thấy vị nữ thần đến giúp sức nên thắng trận. Khi trở về vua đã cho lập đền thờ cho nhân dân thờ cúng bốn mùa.

Trong chiến tranh, ngôi đền là nơi che chắn bom đạn cho dân làng, là nơi ẩn nấp của nghĩa quân Ba Đình, nơi tạm trú của các nhà hoạt động cách mạng trên đường từ Phú Lương về nhà Mẹ Tơm. Đây cũng là nơi tiến hành các hội nghị của tổ Đảng làng Khang Cù trong thời kỳ bí mật. Không những thế, những năm diệt giặc dốt, đền thờ này cũng là nơi để bà con tập trung mở lớp bình dân học vụ, xóa mù chữ, giác ngộ cách mạng...

Lối kiến trúc độc đáo

Đền Chính trước đây có 5 gian, cấu trúc hình chữ Đinh bề thế, có bộ khung gỗ với nhiều mảng chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo. Đền hiện nay không còn diện mạo đầy đủ như  xưa, chỉ còn lại nghinh môn tương đối nguyên vẹn. Nghinh môn là một công trình kiến trúc đẹp, tiêu biểu của thời Nguyễn.

Trải qua bao khắc nghiệt thời gian, nghênh môn của đền Đức Thánh Cả vẫn giữ được giá trị lịch sử, văn hóa và vững chai cho đến bây giờ

Cổng có cấu trúc 3 tầng mái cong, tường hai bên đắp voi, ngựa đối xứng, các cột nanh có câu đối chữ Nho... đã góp thêm tư liệu cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc cả giai đoạn lịch sử này trong nền kiến trúc dân tộc.

Để lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử cho hậu thế, năm 2005, đền Đức Thánh Cả được nhân dân xã Đa Lộc và quý khách thập phương đóng góp xây dựng lại. Đến nay ngôi đền cũng đã được mở rộng thêm nhiều hạng mục như: Điện Ngọc, chùa Trường Khánh, xây dựng cầu đá bắc qua ao... Hiện nay ngôi đền đang được cậu Chinh, chính quyền và nhân dân trong xã gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị linh thiêng, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.  

Vị trụ trì có tâm

Năm 2005, ngôi đền được nhân dân đóng góp xây dựng lại và cử người của làng là cậu Vũ Ngọc Chinh làm trụ trì ngôi Đền. Cậu Chinh là người có công để xây dựng tu bổ, tôn tạo ngôi Đền ngày một hoàn thiện và có sức hấp dẫn.

 Cậu Vũ Ngọc Chinh trao nhà tình nghĩa cho gia đình khó khăn ở thôn Đông Hải, xã Đa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Với tư cách là Trụ trì ngôi Đền, cậu Chinh đã cùng với địa phương đẩy mạnh công tác từ thiện có nhiều hiệu quả. Những năm qua Cậu Chinh cùng với ban quản lý ngôi Đền đã hỗ trợ tiền cho các cháu mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa, học sinh nghèo vượt khó, đồng bào bị thiên tai bão lụt và nhất là đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng; xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình khó khăn ở xã Đa Lộc và một số xã ở huyện Hậu Lộc.

Ngoài ra, cậu Chinh cũng giành nhiều sự ủng hộ cho người bị chất độc da cam, những gia đình nghèo trong dịp Tết cổ truyền, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ… Đây là tấm lòng hảo tâm thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” đồng thời cũng là trách nhiệm của phật tử ngôi Đền với cộng đồng và xã hội.

Trong quá trình chỉ đạo chung, cậu Vũ Ngọc Chinh đã gương mẫu cùng các thành viên của Đền Đức Thánh Cả đã làm tốt công tác xây dựng ngôi Đền văn hoá, văn minh, tất cả vì hạnh phúc an lành phục vụ nhân dân. Đồng thời, cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương tuyên truyền cho nhân dân, Phật tử hiểu biết và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước góp phần xây dựng ngày càng giàu mạnh, với phương châm tốt đạo, đẹp đời.

Từ những việc làm cao cả trên, cậu Vũ Ngọc Chinh là người trụ trì ngôi Đền đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của của huyện, tỉnh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…

NGUYỄN LINH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top