Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Lâm Đồng: Du lịch là ngành kinh tế động lực

Thứ Sáu 11/09/2020 | 17:44 GMT+7

VHO- UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh này với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.

Tăng tỷ trọng trên 37% vào năm 2025

Theo đó, tăng tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ trong GRDP của tỉnh đạt trên 37%; số lượng khách tham quan, lưu trú tăng bình quân từ 9 đến 10%/năm; trong đó khách quốc tế chiếm từ 12% trong tổng số du khách. Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao) với số phòng đạt chuẩn cấp cao trên 25%; trên 45% trong số phòng đạt chuẩn từ 1 đến 5 sao. Thu hút khoảng 15.000 lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch-dịch vụ; trong đó 85% lao động được đào tạo kỹ năng nghề du lịch đạt trình độ sơ cấp trở lên và đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ. Đến năm 2030, tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 40%... 

Nhằm góp phần đạt mục tiêu 5 năm tới thu hút khách du lịch lưu trú bình quân 2,5 ngày, ngành du lịch Lâm Đồng tập trung phát triển 6 loại hình du lịch, bao gồm: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch canh nông và du lịch thể thao mạo hiểm. Trên cơ sở này, hình thành các sản phẩm du lịch truyền thống các dân tộc thiểu số địa phương, du lịch tâm linh, khuyến khích nghiên cứu sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Kết hợp các bên cung ứng dịch vụ MICE nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu hệ động, thực vật tại hai Vườn Quốc gia là Cát Tiên và Bidoup - Núi Bà cùng Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đu dây vượt thác, leo núi, đi bộ trong rừng, chèo thuyền vượt ghềnh thác...

Thành phố Đà Lạt – xứ sở của hoa Anh đào và kiến trúc

Tạm dừng cấp phép du lịch canh nông

Tuy nhiên, đối với du lịch canh nông, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản số 7420, ngày 08.9.2020, “tạm thời chưa xem xét việc chấp thuận chủ trương thực hiện dự án xây dựng Điểm du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh; yêu cầu chủ đầu tư các Điểm du lịch canh nông tạm dừng việc đầu tư xây dựng cho đến khi có chỉ đạo của UBND tỉnh”. (Trước đó, trên địa bàn tỉnh đã có 33 Điểm đã được cấp phép đưa vào hoạt động lịch). Lý do tạm dừng theo UBND tỉnh Lâm Đồng, đây là mô hình mới, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành Trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện về: tiêu chí xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,… Ngày 10.9, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Nguyễn Hồng Hà, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến nghị đến Bộ vấn đề này. Ghi nhận các kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan để có phương án tháo gỡ. UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thành phố kiểm tra, rà soát tổng hợp báo cáo thực trạng về mô hình du lịch canh nông và tham mưu đề xuất UBND tỉnh trong tháng 10.2020.  

                                                                                MINH ĐẠO

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top